Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 156:
Hậu quả của những nhược điểm trên là mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng ước tính chỉ có 5-10% sinh viên giỏi nhất với trình độ [[tiếng Anh]] và khả năng giao tiếp cao tìm được việc làm với thu nhập tạm ổn định (khoảng 300 - 600 USD/tháng) từ các công ty nước ngoài, 90 - 95% số còn lại không có việc làm, hay có việc với thu nhập rất thấp (khoảng 150 USD/tháng). Theo khảo sát về việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp trong năm học 2009–2010 do Trung tâm Nghiên cứu chính sách – [[Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội|Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội]], trong số 3000 người được hỏi, 26,2% cho biết họ vẫn thất nghiệp với đa số không thể tìm được việc làm. Trong số những người có việc làm, 61% cho biết họ thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và 32% thiếu kiến thức chuyên môn<ref>Thiếu kỹ năng thực hành: Cử nhân loại giỏi vẫn thất nghiệp, Báo Người Lao Động, 03/12/2012</ref>. Việc đào tạo ngành giáo dục sư phạm hiện nay diễn ra tràn lan, sinh viên với 9 điểm tương ứng với ba môn thi khoanh trắc nghiệm tùy ý và thêm điểm cộng vùng là có thể đỗ vào các trường cao đẳng sư phạm<ref>[https://news.zing.vn/ca-nuoc-thua-27-000-giao-vien-nganh-su-pham-van-ha-diem-vet-thi-sinh-post771958.html Cả nước thừa 27.000 giáo viên, ngành sư phạm vẫn hạ điểm vét thí sinh], Zing.vn, 16/08/2017</ref> do đó sinh viên sư phạm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất<ref>[https://news.zing.vn/pho-thu-tuong-nganh-su-pham-co-ty-le-that-nghiep-cao-nhat-post849052.html Phó thủ tướng: Ngành sư phạm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất], Zing.vn, 06/06/2018</ref>.
 
Hiện nay, nhà nước Việt Nam đang tích cực cải cách hệ thống giáo dục đại học bằng việc trao thêm quyền cho các trường đại học. Điều 32 Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 quy định "''Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.''". Điều 36 luật này cũng quy định "''Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập.''", tuy nhiên "''Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học''"<ref>[http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163054 LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC], CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ</ref>. Các lãnh đạo hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ tự chủ đại học và yêu cầu thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này<ref>[http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/194359/thu-tuong-thuc-nhanh-viec-trao-tu-chu-dai-hoc.html Thủ tướng thúc nhanh việc trao tự chủ đại học], Báo VietNamNet, 26/08/2014</ref>. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng các trường đại học Việt Nam chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng cho việc tự chủ<ref>[http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20140801/thieu-san-sang-tu-chu-dh/629155.html Thiếu sẵn sàng tự chủ ĐH], Tuổi Trẻ Online, 01/08/2014</ref><ref>[http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20130108/tu-chu-dai-hoc---cai-nhin-tu-nhieu-phia/528311.html Tự chủ đại học - cái nhìn từ nhiều phía], Tuổi Trẻ Online, 08/01/2013</ref>, các điều khoản trong Luật Giáo dục Đại học cho thấy quyền tự chủ của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ đại học hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi<ref>[http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=7803&CategoryID=6 Tự chủ đại học ở Việt Nam: Thiếu thực chất], Vũ Thị Phương Anh, Tạp chí Tia Sáng, 22/08/2014</ref>. Luật giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018/QH14 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 19/11/2018 định nghĩa "''Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.''". Điều 32 của luật này quy định "''Chính phủ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.''".<ref>[https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Giao-duc-dai-hoc-sua-doi-388254.aspx LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC], Quốc hội Việt Nam, ngày 19 tháng 11 năm 2018</ref> Trên thực tế, hiện nay, tự chủ đại học Việt Nam là tự chủ có điều kiện vì các trường đều phải báo cáo và xin phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên<ref name="aaa"/>. Các trường đại học công tại Việt Nam trên danh nghĩa được tự chủ nhưng phải phụ thuộc quá nhiều cơ quan quản lý như mở ngành đào tạo phải xin phép Bộ Giáo dục Đào tạo; tăng giảm học phí phải xin phép Bộ Tài chính; xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị và các hoạt động khác cũng phải thông qua các cơ quan quản lý khác nhau với quá nhiều văn bản, thủ tục hành chính; thậm chí nâng lương cho các giáo sư thì cũng cần Bộ Nội vụ duyệt, mặc dù Bộ Nội vụ chẳng biết người đó là ai<ref>[http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Tu-chu-dai-hoc-va-trach-nhiem-giai-trinh-Hai-mat-cua-mot-van-de-11009 Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình: Hai mặt của một vấn đề], Báo Tia sáng, 03/11/2017</ref>. Tự chủ đại học được quy định trong Luật Giáo dục Đại học Việt Nam cũng chỉ là tự chủ thủ tục trong đó trường đại học có thẩm quyền trong việc thực hiện các quyết định sẵn có nhưng không có quyền đưa ra quyết định của riêng mình, hoặc chỉ có quyền đưa ra các quyết định từng phần. Sự tự chủ này khác với các trường đại học phương Tây được tự chủ thực chất trong đó trường đại học có thẩm quyền đầy đủ để đưa ra các quyết định để vận hành nhà trường hướng tới mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi đã được xác định. Nhà nước chưa ban hành quy định cụ thể nào về quyền của các trường đại học trong việc xác lập quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của họ nhưng lại quy định các quyền tự chủ của đại học đều phải theo quy định nhà nước. Trong suốt tiến trình thực thi tự chủ đại học, chưa thấy Bộ Giáo dục có một văn bản nào hướng dẫn các đại học thực hiện các quyền tự chủ mà chỉ thấy các văn bản duy trì cơ chế tập quyền, hạn chế quyền tự chủ của các đại học và buộc các trường phải thực hiện đúng quy định hiện hành. Hội đồng trường là thiết chế vận hành một đại học tự chủ lại hữu danh vô thực, không có tiếng nói, không có quyền lực cũng như không có tài chính.<ref>[http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Nhan-thuc-ve-tu-chu-dai-hoc-Tu-chu-khac-voi-tu-lo-10830 Nhận thức về tự chủ đại học: Tự chủ khác với tự lo], Báo Tia sáng, 26/07/2017</ref> Đến giữa năm 2018 có 2/3 trong tổng số các trường công lập chưa thành lập hội đồng trường<ref name="aaa">[http://www.tiasang.com.vn/-giao-duc/Tu-chu-va-tu-do-hoc-thuat-trong-giao-duc-dai-hoc-Viet-Nam-18517 Tự chủ và tự do học thuật trong giáo dục đại học Việt Nam], Báo Tia sáng, 03/08/2019</ref>. Tại một số trường đại học lớn ở Việt Nam người ta mời cả những quan chức nhà nước, lãnh đạo Đảng Cộng sản ở địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp vào hội đồng trường<ref>[https://tuoitre.vn/bi-thu-tinh-uy-chu-tich-ubnd-tp-tong-giam-doc-lam-gi-trong-hoi-dong-truong-20210105090002488.htm Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND TP, tổng giám đốc... làm gì trong hội đồng trường?], Báo Tuổi trẻ, 05/01/2021</ref>.
 
==== Những vấn đề khác ====