Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đánh giá người Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 68:
 
=== Kinh tế và chính trị ===
Vương Trí Nhàn nhận định người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh bất chấp cái giá của nó.<ref name="trinhan" /> Ông cho rằng cái xấu của người việt tựu trung lại là "gian và tham"..<ref name="gdvn" /> Người Việt nặng về bản năng và tự phát, ít lý trí, suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại.<ref name="3questions">[http://giaoduc.net.vn/Vi-khat-vong-Viet/3-cau-hoi-cua-ong-Vuong-Tri-Nhan-giup-gioi-tre-tranh-vet-xe-gian-doi/300237.gd 3 câu hỏi của ông Vương Trí Nhàn giúp giới trẻ tránh "vết xe gian dối"], Báo Giáo dục Việt Nam, 06/06/2013</ref> Ông cho rằng tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông, thiếu chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống bộc phát hồn nhiên.<ref name="gdvn" /> Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương nhận định người Việt có tư duy sản xuất nhỏ: tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghiêng về tình, yếu về lý, tư duy kinh tế mang tính thiển cận, thực dụng; tư duy tiểu nông vốn chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ.<ref>[http://aut.vjol.info/index.php/phil/article/viewFile/6516/6175 Tư duy sản xuất nhỏ của người Việt Nam: một số đặc điểm và ảnh hưởng của chúng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay], Nguyễn Thị Lan Phương, Tạp chí Triết học, số 2(225), tháng 2/2010, trang 72-77</ref> Đồng tình với quan điểm trên, Bùi Hoài Sơn cho rằng lối tư duy và sản xuất tiểu nông của người Việt mang tính tùy tiện, manh mún.<ref name=":0" /> Trong khi đó, [[Đỗ Kiên Trung]] nêu ba điểm không tích cực trong tư duy người Việt đó là: tầm nhìn ngắn hạn, tư duy đám đông triệt tiêu tư tưởng cá nhân và sự lên ngôi của kinh nghiệm.<ref>THS. Đỗ Kiên Trung, Những giải pháp nhằm định hình tư duy một phong cách tư duy phản biện, Số 4 (14) - Tháng 5-6/2012, Tạp chí Phát triển & Hội nhập.</ref> Ông [[Phạm Quý Thọ]] cho rằng người Việt thiếu sáng tạo vì sao chép quá nhiều trong mọi lĩnh vực dẫn đến mất đi nhu cầu và khả năng sáng tạo<ref>[https://giaoduc.net.vn/vi-khat-vong-viet/nhieu-nguoi-viet-thieu-sang-tao-vi-sao-chep-nhieu-qua-post135572.gd Nhiều người Việt thiếu sáng tạo vì... sao chép nhiều quá], Báo Giáo dục Việt Nam, 14/12/2013</ref>. Nguyễn Lân Dũng nhận định Ngườingười Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.<ref name="giaoduc">[http://giaoduc.net.vn/Vi-khat-vong-Viet/GS-Nguyen-Lan-Dung-Rat-nhieu-nguoi-Viet-ham-tien-vo-cam-hen-nhat/296341.gd Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát...], Thứ hai 13/05/2013, Báo Giáo dục Việt Nam</ref>
 
[[Trần Đình Thiên]] cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển quá chậm thay đổi dựa trên con trâu, cái cày và con người hơn nữa phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh cho nên luôn cảnh giác với những sự đổi mới bên ngoài.<ref name="dinhthien">Hàn Quốc đã thành công, ta vẫn loay hoay, [[VietNamNet]], 02/10/2013</ref> Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường đổ lỗi.<ref name="dinhthien" /> Theo Nguyễn Hồi Loan, tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Nông dân Việt Nam có thói quen dựa dẫm, ỷ lại tập thể, vào số đông. Người Việt cũng có tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn ai hơn mình.<ref name="hoiloan">MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ, NGUYỄN HỒI LOAN, TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC SỐ THÁNG 7 NĂM 2005</ref> Tâm lý sĩ diện trong đời sống người nông dân dẫn tới tính khoa trương, trọng hình thức. Người nông dân sẵn sàng chạy theo các thủ tục nặng nề, nghi lễ tốn kém trong cưới xin, ma chay, hội lễ... gây đói nghèo cho nhiều người dân. Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị, khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn.<ref name="hoiloan" />