Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 29:
Ngược các lực lượng cánh hữu thường tập trung vào các vấn đề [[quyền tự do|tự do]], dân chủ, nhân quyền, hay quyền lợi dân tộc, mà ít coi trọng đến giải quyết các vấn đề về xã hội như phân hóa giàu - nghèo, tình trạng thất nghiệp, hay các vấn đề xã hội khác như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, các lực lượng cánh tả các nước tư bản chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh này, đấu tranh nhiều hơn cho các lĩnh vực bình đẳng giới hay bảo vệ môi trường,... và thường ít chú ý hơn đến các vấn đề về chống [[độc tài]] và vi phạm quyền cá nhân, mặc dù tôn trọng dân chủ đại nghị. Tuy nhiên sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, xuất hiện các tư tưởng thiên hữu nhiều hơn trong các lực lượng cánh tả, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về [[dân chủ]] và [[nhân quyền]], và chú trọng vào hiệu quả kinh tế hơn là bình đẳng.<ref>Socialist Planning after the Collapse of the Soviet Union, Allin Cottrell and W. Paul Cockshott, Revue européenne des sciences sociales, T. 31, No. 96, The Socialist Calculation debate after the Upheavals in Eastern Europe (1993), pp. 167-185</ref> Những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ thường dựa trên lập trường của [[chủ nghĩa cá nhân]], vì thế họ thường coi trọng các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Chủ nghĩa tư bản hỗ trợ cho quá trình xóa bỏ nhà nước quân chủ thần quyền ở châu Âu, tuy nhiên nền [[dân chủ đại nghị]] được xây dựng sau đó thường mang nhiều khiếm khuyết và chỉ được hoàn thiện thêm các giai đoạn sau này. Nhìn chung sự xích lại gần nhau của các lực lượng cánh hữu và cánh tả như sự chấp nhận nhiều hơn của [[cánh hữu]] trong vấn đề [[an sinh xã hội]] hay tạo việc làm, tạo điều kiện cho các tổ chức [[công đoàn]] hoạt động, mở rộng phổ thông đầu phiếu, hay cánh tả trong bảo vệ các quyền cá nhân, kể cả quyền tư hữu và kinh doanh đã làm cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xích lại gần nhau hơn. Chia sẻ quan điểm về dân chủ nhưng bất đồng về vai trò nhà nước là đặc điểm thường thấy ở các nước phát triển của cánh tả và hữu. Cánh hữu không mấy tin tưởng ở nhà nước, tạo không gian lớn hơn cho thị trường tự điều tiết, còn cánh tả muốn nhà nước có vai trò lớn hơn trong điều tiết kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên các mô hình kinh tế của [[cánh tả]] thường chỉ thích nghi trong một số hoàn cảnh nhất định, và được xem là tạo ra năng suất lao động thấp, đặc quyền đặc lợi và tham nhũng do hệ thống quản lý yếu kém ở một số nước, cũng như can thiệp nhà nước thái quá gây bất bình đẳng trong cạnh tranh trên thị trường, xã hội hóa không thực hiện được và hay biến tướng thành nhà nước hóa [[tư liệu sản xuất]], nên ảnh hưởng cánh tả nhiều nơi suy yếu. Song sự trỗi dậy của cánh hữu nhiều nơi đi kèm với [[toàn cầu hóa]] của chủ nghĩa tư bản đã gây ra nhiều hệ quả ở các nước như sự phân hóa xã hội ngày càng lớn, quan hệ sản xuất tư bản vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố bất bình đẳng do luật pháp yếu kém, các chính sách đầu tư nước ngoài ở các nước kém phát triển thường đem lại lợi ích trước mắt nhưng có thể gây tổn hại cho các lợi ích lâu dài bị cánh tả xem là [[chủ nghĩa thực dân mới]], tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, sự suy đồi đạo đức... Các nền dân chủ đại nghị có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại khuyết điểm và tạo điều kiện cho tư tưởng cực đoan phát triển như tư tưởng vô chính phủ (chán ghét nhà nước bất kỳ, không tin tưởng các đảng phái)... hay là các phong trào chính trị tôn giáo cực đoan như phong trào [[Hồi giáo cực đoan]] chống lại chủ nghĩa tư bản hay văn hóa, tôn giáo du nhập từ phương Tây và chủ nghĩa vô thần.<ref>[https://www.fpri.org/article/2006/09/islam-islamism-and-democratic-values/ Islam, Islamism and democratic values], Foreign Policy Research Institute, 2006</ref>
[[Tập tin:1989 CPA 6101.jpg|nhỏ|phải|200px|[[Kwame Nkrumah]], tổng thống đầu tiên của [[Ghana]], một trong những người đề xướng thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới, ảnh trên tem thư Liên Xô (1989)]]
Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản đã hỗ trợ đắc lực cho [[chủ nghĩa thực dân]] sau các phát kiến địa lý mà chủ yếu là ở các vùng đất mới như châu Mỹ, mặc dù nó được xem là hệ quả của chính sách các chính quyền quân chủ đương thời nhiều hơn. Các công ty tư bản còn lập ra các hải đội để xâm chiếm [[thuộc địa]] ở các vùng đất nghèo nàn, lạc hậu hơn như châu Á, châu Phi... Tuy nhiên các quá trình xâm chiếm chiếm thuộc địa bị gián đoạn trong giai đoạn [[châu Âu]] xảy ra nhiều cuộc cách mạng, chiến tranh đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa tư bản một lần nữa góp phần tạo dựng lên [[chủ nghĩa đế quốc]] nửa sau thế kỷ XIX, mặc dù nó hay được xem là hệ quả của chính sách quân phiệt, hay dân tộc nước lớn nhiều hơn. Quá trình phi thực dân hóa kếtcơ bản hoàn thúcthành vào khoảng những năm 1960. Nhìn chung chủ nghĩa tư bản đã tạo ra quá trình hiện đại hóa ở các nước phương Tây trong đó có sự tác động từ lực lượng cánh tả, nhưng lại được xem là có trách nhiệm khi cùng tư tưởng dân tộc nước lớn tạo dựng nên các thuộc địa được cai trị hà khắc cho dù hệ quả gián tiếp là các tư tưởng [[dân chủ]] cũng xâm nhập vào các vùng đất này đi kèm với sự suy yếu của chế độ quân chủ đồng thời thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kinh tế - xã hội - chính trị ở các thuộc địa.<ref>[https://www.marxists.org/archive/marx/works/1862/07/colonialism-modernization.htm Colonialism and Modernization], Karl Marx, 1862</ref> Trong quá trình phi thực dân hóa, do lo ngại các phong trào [[hệ thống xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] hay cộng sản chủ nghĩa, các phong trào tôn giáo cực đoan chống tư bản và mong muốn duy trì ảnh hưởng ở các nước mới độc lập, đặc biệt là tạo điều kiện cho các tập đoàn tư bản đầu tư nên các nhà nước thực dân khi trao trả độc lập thường thỏa hiệp với các tổ chức [[chủ nghĩa dân tộc|dân tộc chủ nghĩa]] ôn hòa, hay các chính quyền bản xứ đang tồn tại, hoặc các lực lượng chống cộng sản, hay chống tư tưởng [[tôn giáo]] cực đoan. Nhiều nơi, phong trào phi thực dân hóa chỉ được tiến hành từng bước theo hình thức tự quản đến tự trị rồi độc lập. Một loạt các chế độ [[độc tài]] dựng lên dưới sự ủng hộ hay dung dưỡng của phương Tây ở nhiều nước mới thoát ra khỏi chế độ thực dân như ở [[châu Phi]], hoặc sự duy trì của các chế độ mang màu sắc phong kiến, hoặc quân chủ, hoặc tôn giáo cực đoan như ở [[Trung Đông]], được xem là thành trì chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Chế độ [[phân biệt chủng tộc]] ở Nam Phi có sự dung dưỡng của phương Tây (cụ thể là nước Anh), là tiền đồn chống lại các tư tưởng chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản phát triển ở miền nam châu Phi, bao gồm cả ở Nam Phi. Tuy phản đối các chế độ độc tài ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha một thời nhưng do các chính sách chống cộng sản nên các nhà nước này vẫn được sự chấp nhận phần nào ở phương Tây. Các công ty đa quốc gia thường thỏa hiệp với các chính quyền phong kiến hay nửa phong kiến, các chế độ quân sự hay dân tộc chủ nghĩa phi dân chủ, hay các chính quyền của đảng cộng sản, hay các đảng mang màu sắc xã hội chủ nghĩa khác lãnh đạo, miễn là có lợi cho họ. Các lý thuyết tự do, dân chủ thường bị những trùm [[tài phiệt]] bỏ qua nếu điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Trong một vài thập kỷ gần đây, vì các mục đích chính trị và kinh tế, phương Tây thường hay can thiệp vào các vấn đề nội bộ ở các nước kém phát triển với danh nghĩa "tự do, dân chủ hay nhân quyền", bao gồm cả các nước đồng minh của họ trong [[chiến tranh Lạnh|chiến tranh lạnh]] chống chủ nghĩa cộng sản trước đây.
 
Trên thực tế thì có rất nhiều phái tự nhận là theo đuổi chủ nghĩa xã hội, và cũng có khi có người hay nhóm bị quy chụp là theo đuổi chủ nghĩa xã hội (tương tự như quy chụp theo đuổi chủ nghĩa tư bản, hay chủ nghĩa phát xít....). Tổng thống Mỹ [[Donald Trump]] từng quy cho [[Joe Biden]] (và Đảng Dân chủ) là theo đuổi chủ nghĩa xã hội dù ông này không chủ trương quốc hữu hóa các ngành công nghiệp, từng chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Cuba và gọi Tổng thống Venezuela [[Nicolas Maduro]] là “bạo chúa”<ref>[https://www.politifact.com/factchecks/2020/oct/15/donald-trump/trumps-false-claim-biden-socialist/ Donald Trump stated on September 30, 2020 in a rally: Says Joe Biden is a socialist]</ref>. Thượng nghị sĩ [[Bernie Sanders]] (Đảng Dân chủ) thì tự nhận mình là theo đuổi chủ nghĩa xã hội dân chủ (tại Mỹ thì các các đảng viên không bị lệ thuộc ý thức hệ của lãnh đạo đảng hay nghị sĩ không lệ thuộc đường lối của tổng thống)<ref>[https://thanhnien.vn/the-gioi/chu-nghia-xa-hoi-lam-nong-duong-dua-tong-thong-my-1093056.html Chủ nghĩa xã hội làm nóng đường đua tổng thống Mỹ]</ref>. Trong khi đó thì khi Hạ viện Mỹ biểu quyết chấp thuận đề xuất của tổng thống Trump nâng cứu trợ mỗi người Mỹ từ 600 USD lên 2000 USD (cho người có tổng thu nhập năm dưới 75.000 USD) trong Đại dịch Covid-19, thì lãnh đạo đa số Thượng viện [[Mitch McConnell]] đã phản đối và cho nó là "'''chủ nghĩa xã hội cho người giàu'''" vì nhiều người có thu nhập khá vẫn nhận được cứu trợ và làm gia tăng chi tiêu của Chính phủ, tạo gánh nặng cho nhiều người khác<ref>[https://news.yahoo.com/socialism-rich-people-mcconnell-attacks-183739165.html 'Socialism for rich people': McConnell attacks $2,000 stimulus checks, all but ensuring bill won't pass]</ref><ref>[https://www.wpsdlocal6.com/news/mcconnell-2-000-stimulus-checks-are-socialism-for-rich-people/article_4a081a6a-4bbe-11eb-80f1-f30fe8559d89.html McConnell: $2,000 stimulus checks are 'socialism for rich people']</ref>. Từ chủ nghĩa xã hội ở đây được hiểu là có tính chất cào bằng, nhưng thực chất là thiên lệch.