Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồng Tú Toàn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 41:
Năm [[1837]]. sau khi thi trượt lần thứ hai, Hồng Tú Toàn bị bệnh nặng và mơ thấy một ông vua đưa mình một thanh kiếm, đi diệt trừ [[Nhà Thanh]] đang khinh rẻ nông dân. Hồng Tú Toàn kể rằng trong giấc mơ ông cũng thấy một người trẻ tuổi hơn, ông gọi bằng anh. Bảy năm sau, vào năm [[1843]], tình cờ đọc cuốn ''Lời lành răn đời'' của Hội Truyền bá [[thiên Chúa giáo|đạo Thiên Chúa]] xuất bản ở [[Quảng Châu]], ông nhận ra trong giấc mơ của mình ông gặp được [[Thượng đế]], cùng với [[Giê-su|Chúa Giê-xu]], người mà ông gọi bằng anh. Sẵn có tâm lý không bằng lòng với chế độ khoa cử và những quy định bất công của triều đình [[nhà Thanh]], ông đã lấy chủ nghĩa bình đẳng của đạo Thiên Chúa làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền.
 
Năm [[1844]], Hồng Tú Toàn đi truyền đạo. Đến năm [[1850]], ông phát động cuộc khởi nghĩa tại vùng núi tỉnh [[Quảng Tây]]. Sau khi giành được một số thắng lợi, ông tuyến bố thành lập chính quyền mới gọi là [[Thái Bình Thiên Quốc]], tự xưng là Thiên vương và phân phong cho các tướng lĩnh. Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 phủ, 600 huyện, làm triều đình nhà Thanh rung chuyển. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.
 
Nhưng Thái Bình Thiên Quốc đã không xây dựng những căn cứ vững chắc trong những vùng mình chiếm đóng. Bộ phận lãnh đạo phạm vào nhiều sai lầm về chính trị và quân sự. Năm 1856, Hồng Tú Toàn thủ tiêu một số tướng tá có thế lực của Thái Bình Thiên Quốc (trong đó có Đông vương [[Dương Tú Thanh]], một viên tướng tài giỏi, thành phần cố nông) không ăn cánh với mình, làm cho lực lượng khởi nghĩa giảm sút đi nhiều.