Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Nhạc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Loại bỏ nguy cơ phía bắc: viết hoa tên riêng, replaced: nguyễn → Nguyễn using AWB
Dòng 202:
Nguyễn Nhạc rút quân về bắc, Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân nam tiến.
 
Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước vẫn bị quân Tây Sơn phá tan, Nguyễn Ánh bỏ chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá [[Đồng Tuyên]], Ánh bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc.
 
Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Nguyễn Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về [[Phú Quốc]]. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang [[Xiêm|Xiêm La]] cầu viện.
 
Ðất Gia Ðịnh đã được hoàn toàn giải phóng, việc phòng thủ đã được tổ chức nghiêm mật, tình hình trong cõi đã tương đối ổn định. Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Lữ và Lê Văn Hưng rút quân về Quy Nhơn để [[Trương Văn Đa|Trương Văn Ða]] cùng một số tướng sĩ ở lại giữ thành Gia Ðịnh. Và khi quân thắng trận về đến Quy Nhơn, Vua Thái Ðức sai thêm hai văn thần là Cao Tắc Tựu và Triệu Ðình Tiệp vào trợ lực.