Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
diễn đạt
Dòng 2:
'''Quốc công''' ([[phồn thể]]: 國公; [[giản thể]]: 国公) là một tước hiệu thời phong kiến, được [[Quốc vương]] hoặc [[Hoàng đế]] ban cho công thần hoặc thân thích. Tước hiệu này là một phần trong hệ [[Công tước]].
 
Xét về thứ bậc [[phong tước|phong tước hiệu]] của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam ngày trước, tước ''"Quốc công"'' đứng liền trên tước [[Quận công]] và đứng ngay dưới [[tước Vương]]. Trong lịch sử Trung Quốc cũng như Việt Nam, hai tước hiệu hàng đầu như [[công tước|tước Công]] (bao gồm cả Quận công và Quốc công) và [[vương (tước hiệu)|Vương]] có quy chế rất khắt khe để vua ban phong cho những người không có quan hệ thân thích với hoàng tộc. Điểm nổi bật của việc thụ phong ngoài hoàng tộc là phải có quân công hiển hách, thông thường đạt được tước này phải có binh quyền, dù là thực quyền hay là vinh danh. Còn nếu không, thì phải là con cháu hoàng thất. Do đó những người là quan võ thường có nhiều cơ hội để được vua ban phong tước Công hơn hẳn những người là quan văn. Thậm chí ngay cả kiểu "quan văn cầm quân" (chẳng hạn như [[Nguyễn Nghiễm]], [[Nguyễn Công Trứ]] hay [[Trương Đăng Quế]]) thậm chí còn có nhiều cơ hội để được triều đình ban phong tước Công hơn kiểu "quan văn thuần túy" (chẳng hạn như [[Nguyễn Trãi]] hay Nguyễn Bỉnh Khiêm), tức là những người không phải quan lại nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận. Tại Việt Nam, tước Công (bao gồm cả Quận công và Quốc công) bắt đầu phổ biến từ thời Lê sơ hơn các triều đại về trước. Đây cũng là một trong 3 tước phong cơ bản nhất của [[hoàng tử]] [[nhà Nguyễn]], bên cạnh Thân công và Quận công.
 
== Trung Quốc ==