Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Fix bug of IABot.
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
=== Tình trạng nhầm lẫn chữ Hán và tiếng Hán, đánh đồng văn tự với ngôn ngữ, chữ với từ trong tiếng Việt ===
 
Các từ ''chữ Hán'' (𡨸漢) hay ''Hán tự'' (漢字) trong tiếng Việt vốn chỉ là tên gọi của một loại [[chữ viết]], nhưng nhiều lúc lại bị đánh đồng với ''Hán văn'' (漢文/汉文), ''chữ nho'', ''Trung văn'' (中文), ''Hoa văn'' (華文/华文, phương ngữ tiếng Việt miền Nam) và dùng chỉ ám chỉ [[ngôn ngữ]]. Nhiều người Việt hiện nay cho rằng tất cả những từ như ''chữ Hán'', ''Hán văn'', ''Hán tự'', ''chữ Nho'', ''Trung văn'', ''Hoa văn'' là để chỉ [[tiếng Trung Quốc]], dẫn đến việc chữ Hán nhiều khi bị gọi là "chữ Trung Quốc" hay "chữ Tàu" (ngay tại Trung Quốc thì chữ Hán cũng không được gọi là "Trung Quốc tự").<ref>{{Chú thích web|url=http://baoquangnam.vn/van-hoa/dung-hieu-hoc-chu-han-la-hoc-tieng-trung-quoc-88846.html|tựa đề=Đừng hiểu học chữ Hán là học tiếng Trung Quốc!|tác giả=Thụy Bất Nhi|họ=|tên=|ngày=2020-06-07|website=Báo Quảng Nam|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref> Thực ratế đối với người Việt thời xưa, ''chữ Hán'' hay ''Hán tự'' thường chỉ đề cập tới chữ viết, còn ''Hán văn'' và ''chữ Nho'' thường để chỉ câu từ, văn bản, thơ mang ngữ pháp kiểu Hán cổ và các tác phẩm liên quan tới [[Nho giáo]], đặc biệt là [[văn ngôn]], thường được sử dụng trong triều chính. Dạng câu từ này dù được ghi lại bằng chữ Hán, nhưng người Việt từ xưa đến nay đều đọc nó bằng [[Phiên âm Hán – Việt|âm Hán Việt]] (đọc chữ Hán bằng âm của tiếng Việt), không phải bằng âm của các ngôn ngữ thuộc [[tiếng Trung Quốc]] như [[Quan thoại|tiếng Quan thoại]], [[tiếng Quảng Đông]], [[tiếng Khách Gia]] hay các [[Phương ngữ Hán ngữ|phương ngôn Hán ngữ]] khác. Hiểu đơn giản là: người Việt thời xưa khi nhìn bốn chữ「平吳大誥」vẫn luôn đọc là "[[Bình Ngô đại cáo|Bình Ngô Đại Cáo]]", không phải đọc là "Píng Wú Dà Gào" (theo âm Quan thoại); và nếu hiện nay chữ Hán và [[chữ Nôm]] vẫn là văn tự chính của tiếng Việt ở Việt Nam thay vì [[chữ Quốc ngữ]], thì người Việt hiện đại khi nhìn chữ「平吳大誥」vẫn sẽ đọc là "Bình Ngô Đại Cáo" bởi đó vẫn là tiếng Việt.
 
Với [[tiếng Việt]], chữ Hán dùng để viết [[Từ Hán – Việt|từ Hán Việt]] và tên riêng mang [[Âm Hán-Việt|âm Hán Việt]] như "nhất nhị tam"(一二三), "[[Đại Việt]]" (大越), "[[Việt Nam]]" (越南), còn để viết các [[từ thuần Việt]] và các âm Việt như "một hai ba" (𠬠𠄩𠀧) mà bộ [[chữ Hán phồn thể]] không có là [[chữ Nôm|''chữ Nôm'']]. Và hai loại chữ này được người Việt xưa kết hợp lại để sử dụng như là một dạng [[Chữ viết tiếng Việt|chữ viết]] phổ thông cho tiếng Việt khi đó. Tiếng nói của người Việt xưa so với hiện nay về bản chất không thay đổi nhiều, chỉ khác ở việc tiếng nói hiện đại đã tiếp thu nhiều [[Từ mượn trong tiếng Việt|từ mượn]] hay từ ngoại lai của ngôn ngữ [[Thế giới phương Tây|phương Tây]], đặc biệt là [[tiếng Pháp]] và [[tiếng Anh]].