Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Revivoto (thảo luận | đóng góp)
Dòng 30:
Năm [[1936]], ông được trả tự do, về Hải Phòng hoạt động cách mạng và xây dựng căn cứ riêng. Cũng trong thời gian này, ông đổi tên thành Nguyễn Bình, với ý nghĩa "Bình thiên hạ", chính thức ly khai Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 6 năm [[1945]], Nguyễn Bình cùng với Hải Thanh, Nguyễn Hiền, Trần Cung thành lập chiến khu Đông Triều và đảm nhận nhiệm vụ tư lệnh. Khi [[Cách mạng tháng Tám]] năm 1945 nổ ra, ông chỉ huy du kích đánh chiếm tỉnh lỵ [[Quảng Yên]] và cướp vũ khí ở một số huyện.<ref>[http://daidoanket.vn/tinh-hoa-viet/chuyen-it-biet-ve-trung-tuong-nguyen-binh-tintuc361740 Chuyện ít biết về Trung tướng Nguyễn Bình],</ref>
 
Khi thực dân Pháp đánh chiếm rộng ra toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch nước [[Hồ Chí Minh]] cử vào Nam lo việc chỉnh đốn phong trào kháng chiến và thống nhất các lực lượng vũ trang tại Nam Bộ. Tháng 12 năm 1945 ông được cử làm Khu trưởng Khu 7 Nam Bộ, lập tổng hành dinh ở LàngLạc An ([[Biên Hòa]]), sau bị địch truy quét nên chuyển về xã An Phú ([[Gia Định]]) rồi xã An Thành, phía nam [[Bến Cát]]. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bình, tình trạng cát cứ dần giảm bớt, các quân phiệt cát cứ gia nhập vào lực lượng Vệ quốc đoàn, các đơn vị bộ đội được phiên chế thống nhất thành các chi đội [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Vệ quốc đoàn]]. Ông còn lập ban Công tác thành làm nhiệm vụ phá hoại và ám sát tại Sài Gòn<ref name="quankhu7">[https://baoquankhu7.vn/trung-tuong-nguyen-binh-vi-tu-lenh-voi-nhung-quyet-dinh-lich-su--1033528579-005733s34010gs?AspxAutoDetectCookieSupport=1 Trung tướng Nguyễn Bình – Vị Tư lệnh với những quyết định lịch sử], Báo Quân khu 7, 27/09/2017</ref>.
 
Ngày [[20 tháng 1]] năm [[1948]], ông được Chính phủ phong quân hàm Trung tướng và cử làm tổng chỉ huy chiến trường [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]]. Cùng đợt có [[Võ Nguyên Giáp]] được phong [[Đại tướng]]; [[Nguyễn Sơn]], [[Lê Thiết Hùng]], [[Chu Văn Tấn]], [[Hoàng Sâm]], [[Hoàng Văn Thái]], [[Lê Hiến Mai]], [[Văn Tiến Dũng]], [[Trần Đại Nghĩa]], [[Trần Tử Bình]] được phong [[Thiếu tướng]]. Lễ thụ phong Trung tướng được tổ chức tháng 7 năm 1948 tại làng Nhơn Hòa Lập trên con kênh Dương Văn Dương, Đồng Tháp.