Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Dân tộc Indonesia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 84:
Trên đảo Java và Sumatra, người Hà Lan có những thành công quân sự tại các thành phố và thị trấn lớn, song không thể khuất phục vùng thôn quê. Tại các đảo xa (kể cả Bali), tình cảm Cộng hòa không mạnh, ít nhất là trong tầng lớp tinh hoa. Sau đó, họ bị người Hà Lan chiếm đóng một cách tương đối dễ dàng, và các nhà nước tự trị được người Hà Lan thiết lập, lớn nhất trong số đó là [[Nhà nước Đông Indonesia]] với thủ đô tại [[Makassar]].
 
===Tấn công ngoại giao và quân sự ===
 
Hiệp định Linggadjati do người Anh làm trung gian và được ký kết vào tháng 11 năm 1946, theo đó Hà Lan công nhận nước Cộng hòa là thế lực nắm quyền trên thực tế tại Java, [[Madura]], và Sumatra. Hai bên chấp thuận thành lập [[Hợp chúng quốc Indonesia]] vào ngày 1 tháng 1 năm 1949, một nhà nước liên bang bán tự trị với quân chủ Hà Lan là nguyên thủ quốc gia. Java và Sumatra do lực lượng Cộng hòa kiểm soát là một trong các bang, cùng với các khu vực khác đại thể nằm dưới ảnh hưởng mạnh hơn của Hà Lan, bao gồm Nam Borneo, Sulawesi, Maluku, [[quần đảo Sunda Nhỏ]], và [[Tây New Guinea]]. Ủy ban Quốc gia Trung ương Indonesia (KNIP) không phê chuẩn thỏa thuận cho đến tháng 2 năm 1947, cả Cộng hòa và Hà Lan đều không thỏa mãn với thỏa thuận.<ref name="DESTINIESp35">{{chú thích sách| last =Friend| first =Theodore| title =Indonesian Destinies| publisher=The Belknap Press of Harvard University Press| year =2003| page =35| url =| isbn =0-674-01834-6 }}</ref> Ngày 25 tháng 3 năm 1947, Hạ nghị viện Hà Lan phê chuẩn một phiên bản rút gọn của hiệp định, điều này không được Cộng hòa Indonesia chấp thuận.<ref name=Kahinp206>