Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng Dân tộc Indonesia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 107:
Một lần nữa, dư luận quốc tế lại có phản ứng tiêu cực với các chiến dịch quân sự của Hà Lan, trong đó có Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ. Trong tháng 1 năm 1949, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết yêu cầu phục hồi chính phủ nước Cộng hòa.<ref name="USCONGRESS_REV"/> Viện trợ riêng của Hoa Kỳ cho các nỗ lực của Indonesia thuộc Hà Lan lập tức bị hủy bỏ và có áp lực ngày càng lớn trong Quốc hội Hoa Kỳ về việc cắt hết mọi viện trợ. Chúng gồm có kinh phí từ [[kế hoạch Marshall]] có ý nghĩa quan trọng với việc tái thiết Hà Lan hậu thế chiến với tổng cộng 1 tỷ USD.<ref name="DESTINIESp37">Friend (2003), page 37</ref> Chính phủ Hà Lan cũng dành một khoản tương đương một nửa kinh phí này cho các chiến dịch của họ tại Indonesia. Tình hình viện trợ của Hoa Kỳ có thể được sử dụng để tài trợ cho "một đế quốc lão hóa và bất lực" thúc đẩy nhiều tiếng nói quan trọng tại Mỹ – bao gồm trong [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Đảng Cộng hòa]] – và từ trong các giáo hội và tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ độc lập của Indonesia.<ref name="DESTINIESp38">Friend (2003), page 38</ref>
 
===Rối loạn nội bộ===
Điều gọi là 'cách mạng xã hội' sau tuyên ngôn độc lập là những thách thức đối với trật tự xã hội tại Indonesia do người Hà Lan thiết lập, và trên một mức độ nhất định là kết quả của sự phẫn uất chống lại các chính sách mà người Nhật áp đặt. Trên toàn quốc, nhân dân nổi dậy chống lại giai cấp quý tộc truyền thống và thôn trưởng, và cố gắng phát huy quyền sử hữu đại chúng đối với ruộng đất và các tài nguyên khác.<ref name="VICKERSp101-104"/> Đa số các cuộc cách mạng xã hội nhanh chóng kết thúc; trong hầu hết trường hợp các thách thức đối với trật tự xã hội bị đàn áp.<ref name="COLOBIJN-143-173">{{chú thích sách | last = by Freek Colombijn, J. Thomas Linblad (Eds) | title = Roots of Violence in Indonesia: Contemporary Violence in Historical Perspective | publisher=Koninklijk Instituut Voor de Tropen | year =2002 | pages =143–173 | url = | isbn = 90-6718-188-9 }}</ref>