Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
23janvier (thảo luận | đóng góp)
Dòng 127:
Cơ chế lãnh đạo theo chiều dọc từ cấp trung ương đến xã, thôn, bản, ấp, các chi bộ đảng. Theo chiều ngang có đảng bộ các cơ quan mặt trận, đoàn thể, chính quyền, sở ban ngành. Các cơ quan tổ chức quan trọng ngoài đảng bộ, là các đảng đoàn và ban cán sự đảng do cấp trên bổ nhiệm xuống, ví dụ Đảng đoàn trong Mặt trận, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, các Hội, Chính phủ, ban cán sự các bộ ngành (riêng Bộ Ngoại giao thì có thời kỳ có ban cán sự, có thời kỳ Đảng nắm trực tiếp). Trong Quân Giải phóng áp dụng cơ chế quản lý riêng.
 
Thực tế trong suốt cuộc chiến tranh nhiều lần ban lãnh đạo Đảng Lao động họp bàn về vấn đề có công khai trước toàn thế giới rằng Đảng Lao động lãnh đạo cuộc chiến về mặt chính trị và điều này phù hợp với Hiệp định Geneve, còn Mặt trận là tổ chức chính trị huy động sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Việc thành lập chính quyền cũng bàn từ năm 1960 nhưng nhiều vấn đề nên luôn gác lại, liên quan vấn đề chủ trương là Mặt trận đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang nhưng luôn để ngỏ thành lập một chính phủ liên hiệp với những thành phần nào đókhácSàimiền GònNam, hay là vấn đề thành lập chính phủ gây khó khăn thế nào về pháp lý đối với vai trò của chính quyền ngoài Bắc đối với miền Nam, ngoài ra còn do các vùng cách mạng kiểm soát là khu vực nông thôn, mà chủ trương chính là đánh suy yếu đối phương hơn là giành dân lấn đất. Có một thực tế là khi giành được đất, thì người dân tự quản là chính, còn bên Đảng hay Mặt trận, và sau là chính quyền cử cán bộ quản lý, nhưng cơ chế đơn giản. Do đó, phía Đảng Lao động chủ trương thành lập Chính quyền với tư cách là Chính phủ Cách mạng lâm thời.
 
Việc thành lập chính phủ năm 1969 mục đích chính là đoàn kết nhân dân miền Nam dưới một ngọn cờ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.<ref>https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/ngay-661969-thanh-lap-chinh-phu-cach-mang-lam-thoi-cong-hoa-mien-nam-viet-nam-540032.html</ref> Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cho Mặt trận chỉ là con rối của Bắc Việt, do Bắc Việt đẻ ra, họ không có quyền hành, trong khi đó bên Cách mạng lại luôn cho thấy với thế giới là Mặt trận có đường lối độc lập với miền Bắc, để nâng cao vị thế của họ, có lợi cho đối nội đối ngoại. Nguyễn Hữu Thọ đứng gần như ngang và độc lập với Hồ Chí Minh, trên danh nghĩa hai người có quyền lực hành pháp riêng. Về bề ngoài Mặt trận là một phong trào chính trị, có quyền hành pháp độc lập, không lệ thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuy nhiên Mặt trận vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng Lao động về mặt chính trị, Quốc hội vẫn là đại diện cho cả nước. Đến năm 1968 khi Quân Giải phóng tấn công các đô thị, lúc này cần thiết có một Mặt trận khác thu hút các lực lượng ở các đô thị, các tầng lớp trên trong xã hội đô thị miền Nam, do đó ra đời [[Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam]]. Tổ chức này về hình thức bên ngoài là sự nổi dậy của quần chúng đô thị mà lập ra, nên khi Quân giải phóng vào Huế, thì dùng cờ của tổ chức Liên minh, không dùng cờ Mặt trận.