Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa Stalin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
Qua những chỉ trích của [[Lev Davidovich Trotsky|Trotsky]] về các quan hệ chính trị ở Liên Xô và qua những sách báo được ấn hành của những người cộng sản bất đồng chính kiến như [[Arthur Koestler]], từ chủ nghĩa Stalin ở phương Tây đồng nghĩa với một ý thức hệ giáo điều và một chế độ độc tài toàn trị trong chính sách của Stalin ở Liên Xô hay ở tổ chức Đệ Tam Quốc tế. Theo Trotsky, dưới chế độ Stalin nó đã hình thành "một giai cấp được ưu đãi, tham lam quyền lực, ham mê vật chất, lo sợ về địa vị của mình, lo sợ trước quần chúng – và thù ghét những kẻ đối lập“.<ref>[https://books.google.de/books?id=2wDd8ZPkf-wC&pg=PA183&lpg=PA183&dq=neue+privilegierte+Schicht+%5B%E2%80%A6%5D+die,+gierig+nach+der+Macht&source=bl&ots=f4XAcLMMAl&sig=evgWJAWBremX61Z5MvY_do_pRfo&hl=de&sa=X&ei=ueysVL3wA4HDPeWHgZAL&ved=0CCkQ6AEwAQ#v=onepage&q=neue%20privilegierte%20Schicht%20%5B%E2%80%A6%5D%20die%2C%20gierig%20nach%20der%20Macht&f=false 1937: Jahr des Terrors s.183], Vadim Z. Rogovin</ref>
 
Sau chỉ trích về Stalin tại [[Đại hội đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XX]] và việc phi stalin hóa tại các nước cộng sản và tại các đảng cộng sản thì đóng góp về lý thuyết của Stalin vào chủ nghĩa Marx-Lenin được đánh giá lại. Stalin không còn được nhắc chung với Marx, Engels và Lenin, và bức tranh tuyên truyền 4 người mà hồi đó rất phổ biến chỉ còn Marx, Engels và Lenin. Stephen Kotkin cho rằng Stalin gây tội ác chỉ đơn giản là vì ông theo đuổi không khoan nhượng những ý tưởng của [[chủ nghĩa Marx]]<ref>[https://www.bbc.com/vietnamese/world-41803852 'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'], BBC Tiếng Việt, 30 tháng 10 2017</ref>.
 
Sau cái chết của Stalin, ở phương Tây rất ít người theo chủ nghĩa Stalin, trong thời ông ta, phần lớn cánh tả không chỉ trích chủ nghĩa Stalin. Sau phong trào sinh viên 68, có vài nhóm lẻ tẻ ngắn hạn ở Tây Âu bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa này.<ref>Andreas Kühn: ''Stalins Enkel, Maos Söhne. Die Lebenswelt der K-Gruppen in der Bundesrepublik der 70er Jahre.'' Campus Verlag, Frankfurt/New York 2005, ISBN 3-593-37865-5.</ref>