Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa tự trị Nam Kỳ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
đọc toàn bài không thấy nói Pháp ko còn tư cách pháp lý
Dòng 21:
Sau đảo chính mồng 09 tháng 03, [[Đế quốc Nhật Bản]] mặc nhiên thừa nhận [[Nam Kỳ]] là một phần [[Đế quốc Việt Nam]], tuy nhiên chính phủ [[Đế quốc Việt Nam]] chưa kịp đặt định hệ thống hành chính thì đã cáo chung. Sau đó, [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] lập cơ chế hành chính chính thức tại [[Sài Gòn]] và toàn bộ miền Nam được chưa đầy một tháng thì liên quân [[Anh]]-[[Pháp]] tái chiếm. [[Cộng hòa Pháp]] được [[Đồng Minh]] cho toàn quyền quyết định số phận khu vực này, chính phủ [[Pháp]] tạm thời ủy thác chế độ quân quản để tiến tới lập một chính thể ngang hàng với [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] bất chấp Việt Nam lúc này đã là một nước độc lập. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của nhân dân địa phương, phong trào [[Nam Bộ kháng chiến]] chống Pháp đã nổ ra.
 
Từ trước khi giải phóng [[Pháp]], tướng [[Charles de Gaulle]] nhân danh Tổng trưởng chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp đã tuyên bố chính sách của Pháp với Đông Dương vào ngày 24 tháng 3 năm 1945. De Gaulle cho rằng "''Năm quốc gia<ref>Năm Quốc gia hình thành Liên bang Đông Dương gồm : Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cao Miên</ref> tạo nên Liên bang Đông Dương được phân biệt bằng văn minh, chủng tộc và truyền thống, sẽ vẫn duy trì những đặc điểm riêng của họ trong Liên bang.''"<ref>Sockeel-Richarte: La Problème de la Souveraineté Française sur l'Indochine, in Le Général de Gaulle et l'Indochine 1940–1946, tr.26</ref><ref>Martin Shipway, [http://books.google.com.vn/books?id=7TDDTJf48-YC&pg=PA60&lpg=PA60&dq=The+Road+to+War:+France+and+Vietnam+1944-1947+%2B+Indochinese+Federation&source=bl&ots=kEeyDyeKGc&sig=3Mr_EV9K6nNfAQz8pGECv5N9pP0&hl=en&sa=X&ei=SeDUUdf7B4ipiAeJ6oHgCA&redir_esc=y#v=onepage&q=The%20Road%20to%20War%3A%20France%20and%20Vietnam%201944-1947%20%2B%20Indochinese%20Federation&f=false The Road to War: France and Vietnam 1944-1947], tr. 129, Berghahn Books, 2003, trích : "''The five lands which comprise the Indochinese Federation, and which are distinguished by civilisation, race and traditions, will maintain their characters within the Federation.''"</ref>. Như vậy, cho đến cuối Thế chiến thứ II, người Pháp vẫn xem Bắc, Trung, và Nam Kỳ của Việt Nam là ba quốc gia khác nhau, cùng với Lào và Cao Miên, tạo thành năm xứ Đông Dương. Việc thành lập Cộng hòa tự trị Nam Kỳ sau đó cũng nằm trong kế hoạch tái lập Liên bang Đông Dương của Pháp. Tuy nhiên, với Đảo chính 09/03/1945 thì Pháp đã trao toàn bộ quyền kiểm soát Liên bang Đông Dương cho Đế quốc Nhật Bản. Từ đây, nền thống trị của Pháp tại Việt Nam chính thức chấm dứt.<ref>[http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/17061/74-nam-nhat-vao-djong-duong-cham-dut-ach-thong-tri-cua-phap-tai-viet-nam.html 74 năm Nhật vào Đông Dương, chấm dứt ách thống trị của Pháp tại Việt Nam], Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, 26/09/2014</ref>
 
Ở Viễn Đông, khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] đã kết thúc và [[Đế quốc Nhật Bản]] cũng đầu hàng Đồng Minh ngày 15 tháng 8 năm 1945, đầu hàng Việt Minh ngày 19/8/1945 thì toàn bộ lãnh thổ và hệ thống hành chính toàn Việt Nam đã được [[Đế quốc Nhật Bản]] trao cho Việt Minh. Tuy nhiên, lấy danh nghĩa quân Đồng minh, lực lượng Anh dưới quyền chỉ huy của tướng Douglas Gracey đã tiến vào vùng lãnh thổ nam vĩ tuyến 16. Sau [[hội nghị Cây Mai]] mới có một hình thức hành chính sơ khai nhằm quản lý [[Nam Kỳ]], mà thực chất là trao quyền kiểm soát cho [[Quốc gia Tự vệ Cuộc]] của [[Việt Minh]] - cơ quan tương tự [[NKVD]] lập tại [[Sài Gòn]], nhưng thể chế này tồn tại mới non một tháng thì [[Nam Bộ kháng chiến]] nổ ra. Với thành công bước đầu của Nam Bộ kháng chiến cùng sự ủng hộ trước đó từ nhân dân, [[Việt Minh]] đã xây dựng được các cơ sở chính trị và vũ trang vững chắc ở Nam Kỳ.<ref>https://baotainguyenmoitruong.vn/nam-bo-khang-chien-moc-son-hao-hung-di-cung-dan-toc-311120.html</ref>. Để hòa hoãn với Pháp, ban lãnh đạo [[Việt Minh]] đã họp ngắn về tình hình [[Nam Kỳ]] và dự định thiết lập một cơ chế hành chính bán tự trị. Theo đó, trong thời gian chờ trưng cầu dân ý về quyền tự trị của Nam Kỳ, chính quyền lâm thời được thành lập trên cơ sở thống nhất giữa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở [[Nam Kỳ]] có mọi quyền hạn tại địa phận [[Nam Kỳ]], ngoại trừ ngoại giao và quân sự phải do chính phủ thống nhất tại Bắc-Trung Kỳ đảm nhiệm. [[Nam Kỳ]] được phép có chức vụ cao nhất là thủ tướng, nhưng phải do chính phủ [[Việt Minh]] đề cử (tối thiểu 3 người, hội đồng lập pháp [[Nam Kỳ]] biểu quyết chọn 1).