Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 135:
Năm 1969 hai tổ chức bề ngoài độc lập này tiến hành Đại hội Quốc dân thành lập chính phủ lâm thời (giống năm 1945 tại Tân Trào cũng có một Đại hội quốc dân thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng sau là chính phủ lâm thời). Từ đó có một chính thể mới, Mặt trận cũng không còn liên kết với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mà gắn với chính thể mới. Các vùng đất trước đây Mặt trận kiểm soát về lý thuyết vẫn là của chính thể Việt Nam cộng hòa nhưng không do họ quản lý, nay là vùng đất của chính thể mới. Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không lưu nhiệm các đại biểu miền Nam, và không còn đại diện hai miền. Tuy nhiên để tỏ ra gắn kết hai miền, thì vẫn có đại diện của 2 chính phủ như là "đại sứ" ở mỗi miền, và Đảng Lao động cử đại diện ở miền Nam (Trung ương Cục miền Nam, hoạt động bí mật từ 1961, năm 1969 công khai) bên cạnh [[Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam]].
 
Người cộng sản thành lập Cộng hòa miền Nam Việt Nam để lực lượng cách mạng miền Nam có tư cách pháp lý ngang hàng với Việt Nam Cộng hòa khi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể can thiệp tình hình ở miền Nam nhưng Đảng Lao động thì vẫn có thể thông qua cơ chế lãnh đạo của Đảng vốn không ngăn cấm bởi Hiệp định Geneve. Tranh cãi nhiều nhất vẫn là vấn đề pháp lý của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam và trên thực tế hiện diện khắp Đông Dương. Năm 1954 theo Hiệp định Genève, thì Quân đội Nhân dân phải rút khỏi miền Nam và Lào, Campuchia, nhưng lực lượng chính trị của cách mạng, bao gồm Đảng Lao động được ở lại miền Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền quản lý hành chính nhưng vẫn có chủ quyền ở miền Nam nhằm bố trí lực lượng chính trị ở lại để chuẩn bị cho tổng tuyển cử. Với cácviệc hoạttừ động cản trởchối Tổng tuyển cử và đàn áp chính trị-tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, đỉnh điểm là [[Luật 10-59]] quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các "tội ác chiến tranh chống lại chế độ Việt Nam Cộng hòa", chính quyền Hà Nội đã chính thức ủng hộ lực lượng chính trị do mình hậu thuẫn ở miền Nam.
 
Theo hiệp định Paris thì miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội nhưng không nêu rõ là chính quyền nào, quân đội nào. Như vậy việc Mỹ thừa nhận Quân đội Nhân dân Việt Nam ở miền Nam là một bộ phận Quân Giải phóng cũng là đồng nghĩa họ phải thừa nhận đội quân đó được phép ở lại. Lúc này bên cách mạng thừa nhận công khai việc chi viện của miền Bắc cho miền Nam như đã có trước đó, nhưng rõ ràng hơn. Có một thực tế là rất nhiều cán bộ Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người miền Bắc, nhiều cán bộ miền Bắc trong phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đi đàm phán ở Paris, hay hiện diện ngay Sài Gòn tại trại David. Điều này tương tự khi chính quyền Hà Nội cũng có nhiều người miền Nam tham gia. Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng cũng có nhiều người là tướng lĩnh của Quân đội nhân dân (tướng Trà khi đến làm nhiệm vụ tại trại David năm 1973 với tư cách tư lệnh Quân Giải phóng, ông công khai với đối phương là trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam). Hiệp định Geneve và Hiệp định Paris đều không cấm Quân Giải phóng và Quân đội Nhân dân đổi người cho nhau. Tuy nhiên phải đến sau 1975 bên phía cộng sản mới tuyên bố Quân Giải phóng là một phần Quân đội Nhân dân Việt Nam nếu xét về mặt chính trị do cùng được Tổng Quân ủy chỉ đạo, và Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam là đảng bộ miền Nam của Đảng Lao động.