Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 10:
* [[Kim cương thừa|Phật giáo Chân ngôn]], còn gọi là Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Mật tông, Phật giáo Kim cương thừa.
 
Phật giáo Nguyên thủy thì phát triển mạnh ở [[Sri Lanka]] và [[Đông Nam Á]] ([[Thái Lan]], [[Lào]], [[Campuchia]], [[Myanmar]]). Phật giáo Phát triển thì phát triển mạnh ở [[Đông Bắc Á]] ([[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Trung Quốc]], [[Triều Tiên]], [[Nhật Bản]], [[Đài Loan]]) và bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ hơn như [[Tịnh độ tông]], [[Thiền tông]],... Còn Phật giáo Chân ngôn thì phát triển ở [[Tây Tạng]], [[Mông Cổ]], [[Nepal]] và [[Bhutan]]. Mặc dù phát triển chủ yếu ở châu Á, nhưng hiện nay Phật giáo được tìm thấy ở khắp thế giới. Ước tính số người chính thức theo Phật giáo (đã làm lễ [[Quy y|Quy y Tam bảo]]) vào khoảng 350 triệu đến 750 triệu người, số người chưa chính thức theo [[Phật giáo]] (chưa làm lễ Quy y Tam bảo) nhưng có niềm tin vào Phật giáo thì còn đông hơn con số đó rất nhiều. Chẳng hạn như Trung Quốc với 1,4 tỷ dân thì phần lớn dân số đều có niềm tin vào một số quan điểm trong triết lý Phật giáo, dù trên giấy tờ tùy thân thì họ không xác định mình là tín đồ Phật giáo.
 
Phật giáo sơ khởi duy lý và vô thần, hướng con người đến nhận thức [[chân lý]], hay còn gọi là tỉnh thức, [[giác ngộ]]<ref>[https://giacngo.vn/nguyetsan/triethoc/2016/03/12/7252D0/ Nhận thức về chân lý trong Phật giáo], Nguyệt san Giác ngộ, 12/03/2016</ref><ref>[http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/giac-ngo-giai-thoat/5844-Giac-ngo-la-gi-.html Giác ngộ là gì ?], Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, 17/12/2010</ref>. Phật nguyên [[tiếng Phạn]] là Buddha, Bud là giác (biết, nhận thức), dha là người<ref>[https://thuvienhoasen.org/a4162/su-khac-biet-giua-hai-chu-phat-va-chu-but Sự Khác Biệt Giữa Hai Chữ Phật Và Chữ Bụt], Thư viện Hoa Sen, 27/08/2010</ref>. Phật trong tiếng Phạn là người hiểu biết. Đức Phật là một vị chân sư có thật tên là [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Siddhārtha Gautama]] (625 - 545 TCN) và theo Phật giáo Nam tông thì ông đã dùng 45 năm cuộc đời (còn theo Phật giáo Bắc tông là 49 năm cuộc đời) để đi khắp miền bắc Ấn Độ để truyền bá triết lý. Mặc dù vậy, theo ý niệm nguyên thủy của Phật giáo, Phật là một con người đã giác ngộ nghĩa là đã đạt được sự nhận thức đúng đắn về [[bản ngã]] và thế giới xung quanh nên đã được giải thoát. Ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh do đó được giải thoát. Khi đã vượt qua sự [[vô minh]] con người được giải thoát và trở thành Phật<ref>[https://thuvienhoasen.org/a13717/khai-niem-vo-minh-trong-phat-giao Khái niệm vô minh trong Phật giáo], Thư viện Hoa sen, 14/12/2011</ref>.