Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời bao cấp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
Thẻ: Đã bị lùi lại
Dòng 94:
Sau năm 1975, với tiêu chuẩn phân phối trung bình 9 kg gạo/người/tháng thì 4 triệu dân thành thị mỗi năm phải cần 530.000 tấn gạo. Nhưng số lượng này không được đảm bảo khi Nhà nước chỉ có thể huy động nổi hơn 1 triệu tấn mỗi năm trên toàn quốc trong khi số gạo đó phải dùng để nuôi một quân đội thường trực lớn và phân phối cho dân thành thị. Chính vì thế nhà nước chỉ có thể cung cấp cho người dân thành thị một lượng lương thực và thực phẩm tối thiểu vừa đủ để họ duy trì cuộc sống. Trong thời bao cấp xảy ra một nghịch lý người dân thành thị có khẩu phần ăn còn kém chất lượng hơn người dân nông thôn trong khi ở các quốc gia khác thành thị luôn có mức sống cao hơn nông thôn.
==== Giai đoạn 1976-1980 ====
Sau khi Việt Nam thống nhất, nông nghiệp ở miền Bắc đã được hợp tác hóa, đa số nông dân đã gia nhập các hợp tác xã còn ở miền Nam phong trào hợp tác hóa phát triển nhanh nhưng không bền vững<ref>[http://www.vaas.org.vn/dong-chay-70-nam-nong-nghiep-viet-nam-a15012.html Dòng chảy 70 năm nông nghiệp Việt Nam], Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn</ref>. Năm 1976, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Chỉ thị số 43 có nội dung "''Xóa bỏ bóc lột ở nông thôn, đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp, tiến lên chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động''". Sau khi chỉ thị này được ban hành, phong trào thành lập hợp tác xã nông nghiệp tại nông thôn được triển khai trên toàn miền Nam Việt Nam. Phần lớn nông dân được đưa vào các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Đến năm 1978, Hội đồng Chính phủ có quyết định về việc "''xóa bỏ triệt để các hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam''" theo đó hộ nông dân nào có trên 0,5 ha sẽ bị nhà nước trưng mua với giá bằng hai năm giá trị sản lượng thường niên của vụ chính trên diện tích trưng mua. Sau khi bị trưng mua ruộng đất hộ nông dân có thể tham gia hợp tác xã. Các hộ nông dân không có ruộng có thể được cấp ruộng ở mức không quá 3000 m<sup>2</sup>/người, sau đó những người nhận đất được vận động vào hợp tác xã. Đến cuối năm 1979, ở Nam Trung Bộ có 91,6% số hộ nông dân vào hợp tác xã; ở Nam Bộ có 13246 tập đoàn sản xuất, trong đó có trên 4000 tập đoàn sản xuất khó khăn và dần tan rã<ref name="ReferenceA">Lịch sử kinh tế quốc dân, trang 317, Nguyễn Trí Dĩnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001</ref>. Nhà nước cũng tập thể hóa các loại máy cày, máy kéo dưới 26 mã lực, tổ chức thành các đội công cụ cơ giới trong hợp tác xã; những loại máy có công suất 26 mã lực trở lên được tổ chức thành tập đoàn máy nông nghiệp do Ủy ban Nhân dân huyện quản lý, quyền sở hữu máy thuộc tập thể và tổ viên được trả công theo lao động.<ref>Lịch sử nền kinh tế quốc dân Việt Nam, trang 140-150, Thế Đạt, Nhà xuất bản Hà Nội, 2002</ref> Nhà nước còn tổ chức khai hoang được gọi là "mở vùng kinh tế mới" với sự tham gia của nhân dân và quân đội<ref>Lịch sử nền kinh tế quốc dân Việt Nam, trang 154, Thế Đạt, Nhà xuất bản Hà Nội, 2002</ref>. Cũng trong chính sách mở vùng kinh tế mới nhàNhà nước Việt Nam vận động 1,5 triệu người dân thành thị đi [[xây dựng các vùng kinh tế mới]] nhằm giảm áp lực dân số tại các đô thị<ref name="belam">Lâm Văn Bé. "Những biến động dân số Việt Nam". Truyền thông số 37 & 38. Mùa Thu 2010. trang 132-134</ref>.
 
Tuy có nhiều cố gắng nhưng giai đoạn này đã không đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Sản lượng lúa năm 1976 đạt 11,827 triệu tấn, giảm dần đến năm 1978 chỉ còn 9,79 triệu tấn. Năm 1976, sản lượng lúa bình quân trên một người dân là 211&nbsp;kg thì đến năm 1980 chỉ còn 157&nbsp;kg. Kế hoạch năm năm 1976-1980 nâng tổng sản lượng lúa lên gần gấp đôi vào khoảng 21 triệu tấn, nhưng đến năm 1980 chỉ đạt 14,4 triệu tấn, tức đạt 68,5% kế hoạch.<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150405/thieu-doi-khap-noi/729791.html|tiêu đề=VƯỢT QUA "ĐÊM DÀI" ĐÓI KÉM - KỲ 2: Thiếu đói khắp nơi...}}</ref><ref name="thedat">Lịch sử nền kinh tế quốc dân Việt Nam, trang 160, Thế Đạt, Nhà xuất bản Hà Nội, 2002</ref> Còn sản lượng của cả vựa lúa miền Nam từ mức 1,9 triệu tấn năm 1976 cứ tụt dần xuống còn 0,99 triệu tấn năm 1977 và 0,64 triệu tấn năm 1979.<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20150404/noi-am-anh-bo-bo-trong-dem-dai-doi-kem/729467.html|tiêu đề=VƯỢT QUA "ĐÊM DÀI" ĐÓI KÉM - KỲ 1: Nỗi ám ảnh... bo bo trong "đêm dài" đói kém}}</ref> Chăn nuôi heo đạt 58,5% kế hoạch, thủy sản đạt gần 40%, khai thác gỗ tròn đạt 45%, trồng rừng đạt 48%<ref name="thedat"/>. Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu lương thực, phải nhập khẩu và nhận viện trợ lương thực từ các nước cộng sản đồng minh, từ Liên hiệp quốc cũng như từ phương Tây<ref>[https://www.washingtonpost.com/archive/politics/1988/05/13/vietnam-seeks-international-food-aid/cb44320b-c879-4e57-93d1-6c339937c620/?utm_term=.7e4519526819 VIETNAM SEEKS INTERNATIONAL FOOD AID], Murray Hiebert May 13, 1988, The Washington Post</ref><ref>[http://europa.eu/rapid/press-release_IP-86-514_en.htm European Commission Press Release]</ref>. Việt Nam đứng bên bờ vực của nạn đói và sẽ chết đói nếu mất mùa trên diện rộng.