Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Nhà Minh/1”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 29:
::::{{u|Lệ Xuân}} Các ông vua Việt, nhiều vị có nhiều niên hiệu nên mới thường xuyên gọi bằng miếu hiệu. Hơn nữa, quan trọng nhất, bài này cái mạch của nó sử dụng niên hiệu toàn bộ, nhiều câu kiểu như "Chu Nguyên Chương lên ngôi lấy niên hiệu Hồng Vũ"..."những năm Hồng Vũ", đổi thành miếu hiệu là làm khó người dịch, cái này phải trực tiếp dịch thì mới hiểu việc chuyển đổi sẽ gây hỏng mạch hành văn, khó viết như thế nào, trong khi gọi niên hiệu vẫn không sai. Vì vậy, ngoài việc đúng sai, tôi mong cả sự thông cảm nữa. Tôi cho rằng, viết bài trừ những cái quy tắc rành rành, '''đôi khi''' phải tùy cơ ứng biến, chưa quen vì chưa nghe nhiều, chứ không nên nhất nhất dùng tiền lệ ra để làm cột mốc. Tất nhiên, như tôi vẫn nói phải tùy cơ ứng biến, lại cũng có cái chúng ta nên tuân theo tiền lệ, chứ nếu không tôi sẵn sàng phá bỏ tiền lệ để đổi tên tất cả các bài về triều đại Trung Hoa: "nhà Hán" thành "triều Hán", "nhà Minh" thành "triều Minh" vì như vậy đúng hơn. Về cá nhân, với tôi, quan trọng là nhất giá trị nội dung bài, "nhà" hay "Nhà" cũng quan trọng, nhưng chỉ quan trọng thứ hai mà thôi. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến thêm, nhất là về chuyên môn bài viết. [[Thành viên:Tàn Kiếm|<span style="font-weight:bold; background:red; color:#FFD700; letter-spacing: 3px; padding: 2px 5px;"> <i>Vĩnh Lạc Đế</i></span>]] [[Thảo luận Thành viên:Tàn Kiếm|<sup>Nội các</sup>]] 22:17, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)
:::::Chúng ta nên viết bài để người đọc dễ hiểu hơn chứ không phải để người viết dễ dịch hơn (bạn từng nói câu tương tự ở bài Vu Thành Long là dù khó khăn nhưng vẫn phải cố gắng để phục vụ độc giả một cách tốt nhất). Đối với những người hay đọc sách lịch sử thì đọc mấy cái tên niên hiệu nghe lạ lắm. Niên hiệu là tên của thời gian trị vị của một ông vua chứ làm sao lấy nó để gọi tên vua được? Ví dụ: năm + niên hiệu = ok, năm + miếu hiệu = sai. Miếu hiệu = tên gọi thông dụng nhất trong các sử sách hiện đại = tên gọi dùng trong bài thì mới ok = giúp độc giả dễ hiểu hơn. [[Thành viên:Nguyentrongphu|SicMundusCreatusEst]] ([[Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu|tiếng Latin]]) 07:28, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)
::::::{{u|Nguyentrongphu}} Anh bảo là không gọi tên vua bằng niên hiệu là không đúng. Các Hoàng đế nhà Thanh, Càn Long, Ung Chính gọi suốt đi là niên hiệu, thụy hiệu chứ nào phải miếu hiệu? Cái lí do duy nhất mà gọi tên vua Việt hay các vua Tàu thời khác bằng miếu hiệu đơn giản là vì họ có nhiều niên hiệu. Hán Vũ Đế hay Hồng Vũ Đế nghe vẫn tự nhiên như nhau đấy thôi. Gọi Sùng Trinh, Gia Tĩnh, Vạn Lịch thì nhiều người biết, chứ Minh Tư Tông, Minh Thế Tông, Minh Thần Tông thì được mấy ai? Nói độc giả dễ hiểu hơn là chưa đúng, cái này khác với chuyện dùng quá nhiều từ Hán Việt khi viết sử như tôi từng đề cập, không đánh đồng được. Nên lập luận đúng sai, hợp lý chứ không phải dùng tiền lệ. [[Thành viên:Tàn Kiếm|<span style="font-weight:bold; background:red; color:#FFD700; letter-spacing: 3px; padding: 2px 5px;"> <i>Vĩnh Lạc Đế</i></span>]] [[Thảo luận Thành viên:Tàn Kiếm|<sup>Nội các</sup>]] 07:34, ngày 20 tháng 1 năm 2021 (UTC)