Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
n →‎Lịch sử: chuyển từ chỉ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang là năm 1959 chứ không phải sau thống nhất
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 90:
Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn [[Chiến tranh Việt Nam]], lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là ''Việt Cộng''<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/Viet-Cong-VC Việt Cộng], Encyclopaedia Britannica</ref>. Cách gọi này thường gây lẫn lộn do "Việt Cộng" cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này.
 
Về mặt chính quyền, Quân Giải phóng miền Nam độc lập với [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]] nhưng về mặt chính trị-mặt Đảng, Quân Giải phóng là một bộ phận của [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]] do về mặt chính quyền, Quân Giải phóng chịu sự chỉ đạo của [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng về mặt đường lối chính trị, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và [[Quân ủy Trung ương Việt Nam|Tổng Quân ủy]], trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam.<ref>http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZNJb6NAEEZ_kUWx42ObtU2zusGmLxZ2wBsEGxwI_PphpEijGSmTy0yqTiV90nulUnGM23HsNe8vp_x5aV7z6ufMlL2F_Fhb8Qg03gLAokAlYmABApHbcrtr9u7rDTqZ5iGEjlSe1dayZT3Wezk625kE4ZYoSH_2fXnSClu_jMtjcUzZ6AwmZm8GU6ynYy3Ph75zjhbbnUn87mHlsroFS3QX8OA-bqcXNxse9Ja5kyOrV4UUhvbQVMq_iO5VJrMFl82i8Ekh-HoP9nskAGwBXq1AWDomBIbwEdBt5EgqAdCILQNGThIvI1EEJH4E_ubwB0J1tNlC12UxFXmIVS6bA-qnmq7AUW4H0n5zHe94uk3xVY09nzLimxoPNJn8iSR-cpv8ZcH75jABTUMPeNJRBJ6RT9Q_hC9pnKyQXoaikX0B3Hw3UIf_DbQDZz7rmq7lTRAJM_qbN3T_PXDNsVPVHOZvTUnWEqPBg4n0_fnoFdUobx4lqhRXFJqEKmDLm73zlhbrB2Ne1E2vZR0ic8Wn7UGO7_ltIJH1ZNkpxO12o7fb0lODUae47bHUEvJeY1tvF1UeDptRW78Zi8O4QN2ik2TULDqnZZMZxaBUlnR3jK5Pyvr6VIpgUZuQtcBP0bHJ75RyvtPUBXeve6LEZun_aukHlVyUfQ!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/</ref> Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng.
Về mặt quân sự, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]], chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của [[Quân ủy Trung ương Việt Nam|Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam]] và [[Bộ Quốc phòng Việt Nam|Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng. Về mặt chính trị, Quân Giải phóng là lực lượng vũ trang của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] giai đoạn 1961-1969 và [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] giai đoạn 1969-1976. Vì vậy, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Bộ Chính trị]], Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam<ref>[https://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-niem-50-nam-ngay-thanh-lap-quan-giai-phong-mien-nam-viet-nam-15-2-1961-15-2-2011-trang-su-vang-cua-quan-giai-phong-mien-nam-2032771/ Trang sử vàng của Quân Giải phóng miền Nam]</ref>.
 
Trong thời gian chiến tranh, theo các tài liệu công khai bên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận, Quân giải phóng là lực lượng quân sự tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng, do Mặt trận và Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo, mà trực tiếp là Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam (sau nội bộ hay gọi là Bộ Chỉ huy Miền hay Bộ tư lệnh Miền). Các tài liệu cho thấy Đại hội Đảng lần thứ ba (khi đó vẫn hiểu Đảng Lao động cả nước, hoạt động ở cả nam vĩ tuyến 17) có công khai trước thế giới chủ trương thành lập một mặt trận ở phía nam, và một đội quân riêng trong đó. Đại hội đề ra cách mạng ở hai miền, riêng ở miền nam đề cao tính tự chủ của miền nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (không lệ thuộc vào miền Bắc). Tuy nhiên Mặt trận ra đời về công khai lại không thể hiện có sự liên hệ nào hay chịu ảnh hưởng nào của Đảng Lao động, mà chỉ là một phong trào dân tộc hcur nghĩa nổi lên của riêng người miền Nam. Tức ban đầu không có người cộng sản trong đó. Miền Bắc tán thành đường lối của Mặt trận. Sau đó Đảng Lao động bí mật thành lập quân giải phóng miền Nam trực thuộc đảng bộ miền Nam, và sau đó đảng bộ miền Nam lại tách ra thành Đảng Nhân dân Cách mạng. Sự tách ra này không phải là ly khai, mà chỉ đơn giản là tách ra về tổ chức để chỉ đạo cách mạng ở miền Nam như Đại hội 3 đã đề ra (tức Đảng Lao động thực hiện cương lĩnh của Đại hội về cách mạng miền Bắc, còn Đảng Nhân dân cách mạng thực hiện cương lĩnh Đại hội về cách mạng miền Nam). Cơ chế này và sự tham gia của Đảng Nhân dân cách mạng vào Mặt trận nhằm bảo đảm tính pháp lý các quyết định của Mặt trận không cót ính lệ thuộc nào với các quyết định của đảng, chính quyền, Mặt trận ngoài Bắc. Tức về công khai, Đảng Nhân dân Cách mạng sẽ tham gia vào các quyết định của Mặt trận. Quân giải phóng do Đảng thành lập (chứ không phải Mặt trận) chịu sự chị đạo về mặt quân sự của Đảng Nhân dân Cách mạng, và với tư cách là 1 thành viên của Mặt trận, chịu sự chỉ đạo về mặt chính trị của Mặt trận. Các văn kiện công khai thường không đề cập vai trò của Đảng Lao động và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đối với quân đội này. Tuy công khai chi viện cho Miền Nam, nhưng chỉ chung chung, còn cụ thể lực lượng ngoài Bắc vào mang tính chi viện và bảo đảm tính bí mật quân sự và coi các lực lượng này là một bộ phận Quân giải phóng, chịu chỉ đạo trực tiếp của Mặt trận, Bộ tư lệnh Miền, Trung ương Cục miền Nam. Về địa bàn, toàn bộ miền Nam công khai do Trung ương Cục, Mặt trận, Bộ tư lệnh Miền chỉ đạo. Tuy nhiên trước khi có Chính phủ cách mạng lâm thời, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn được xem là Quốc hội cả nước và có quyết nghị về quân giải phóng. Sau khi có chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc phòng chính phủ này quản lý trực tiếp Quân Giải phóng miền Nam (thay thế Ban Quân sự Mặt trận) tuy nhiên vai trò chỉ đạo quân sự của Bộ tư lệnh Miền và Trung ương Cục miền Nam không khác trước. Như vậy tách rời hai vấn đề chính trị và quân sự, có thể hiểu sự chỉ đạo công khai là khác nhau. Về chính trị Quân giải phóng miền Nam, bao gồm quân từ ngoài bắc vào, chịu sự chỉ đạo của Mặt trận và Chính phủ lâm thời. Về quân sự Quân giải phóng miền Nam do Đảng Nhân dân Cách mạng chỉ đạo thông qua Bộ Tư lệnh (mà bí mật hay được xem là một Ban của Trung ương Cục), tuy nhiên do sức ép của đối phương về vấn đề quân ngoài Bắc xâm nhập miền Nam mà họ cho là do miền Bắc chỉ đạo, một vấn đề gai góc tại hội nghị Paris, bên hai phe cách mạng cũng phải thừa nhận có sự tham gia của quân đội này (trước đó họ thường không khẳng định cũng không phủ nhận), và có sự chỉ đạo từ ngoài Bắc nhưng đó là chỉ đạo về quân sự chứ không phải về mặt chính trị.