Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
n →‎Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam: ở đây không phải công khai hay bí mật mà là cơ chế lãnh đạo theo kênh Đảng và kênh chính quyền
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
n →‎Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam: chuyển xuống phần cơ chế chỉ đạo của Đảng
Dòng 86:
==Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam==
 
Theo Hiệp định Genève, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt phápchính quyền, và hình thức bên ngoài Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với Quân đội nhân dân Việt Nam. Về bảnmặt chấtĐảng, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam là một bộ phận [[Quân đội nhân dân Việt Nam]], do cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]], là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
 
Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn [[Chiến tranh Việt Nam]], lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là ''Việt Cộng''<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/Viet-Cong-VC Việt Cộng], Encyclopaedia Britannica</ref>. Cách gọi này thường gây lẫn lộn do "Việt Cộng" cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này.
 
Về mặt chính quyền, Quân Giải phóng miền Nam độc lập với [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]] nhưng về mặt chính trị-mặt Đảng, Quân Giải phóng là một bộ phận của [[Quân đội nhân dân Việt Nam|Quân đội Nhân dân Việt Nam]] do về mặt chính quyền, Quân Giải phóng chịu sự chỉ đạo của [[Cộng hòa miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhưng về mặt đường lối chính trị, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và [[Quân ủy Trung ương Việt Nam|Tổng Quân ủy]], trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam.<ref>http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZNJb6NAEEZ_kUWx42ObtU2zusGmLxZ2wBsEGxwI_PphpEijGSmTy0yqTiV90nulUnGM23HsNe8vp_x5aV7z6ufMlL2F_Fhb8Qg03gLAokAlYmABApHbcrtr9u7rDTqZ5iGEjlSe1dayZT3Wezk625kE4ZYoSH_2fXnSClu_jMtjcUzZ6AwmZm8GU6ynYy3Ph75zjhbbnUn87mHlsroFS3QX8OA-bqcXNxse9Ja5kyOrV4UUhvbQVMq_iO5VJrMFl82i8Ekh-HoP9nskAGwBXq1AWDomBIbwEdBt5EgqAdCILQNGThIvI1EEJH4E_ubwB0J1tNlC12UxFXmIVS6bA-qnmq7AUW4H0n5zHe94uk3xVY09nzLimxoPNJn8iSR-cpv8ZcH75jABTUMPeNJRBJ6RT9Q_hC9pnKyQXoaikX0B3Hw3UIf_DbQDZz7rmq7lTRAJM_qbN3T_PXDNsVPVHOZvTUnWEqPBg4n0_fnoFdUobx4lqhRXFJqEKmDLm73zlhbrB2Ne1E2vZR0ic8Wn7UGO7_ltIJH1ZNkpxO12o7fb0lODUae47bHUEvJeY1tvF1UeDptRW78Zi8O4QN2ik2TULDqnZZMZxaBUlnR3jK5Pyvr6VIpgUZuQtcBP0bHJ75RyvtPUBXeve6LEZun_aukHlVyUfQ!!/dl4/d5/L2dBISEvZ0FBIS9nQSEh/</ref> Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng.
 
Trong thời gian chiến tranh, theo các tài liệu công khai bên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Mặt trận, Quân giải phóng là lực lượng quân sự tham gia Mặt trận Dân tộc giải phóng, do Mặt trận và Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo, mà trực tiếp là Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam (sau nội bộ hay gọi là Bộ Chỉ huy Miền hay Bộ tư lệnh Miền). Các tài liệu cho thấy Đại hội Đảng lần thứ ba (do tại Điều 14, Hiệp định Geneve không quy định việc bắt buộc phải tập kết chính trị cùng với tập kết quân sự) có công khai trước thế giới chủ trương thành lập một mặt trận ở phía nam, và một đội quân riêng trong đó. Đại hội đề ra cách mạng ở hai miền, riêng ở miền nam đề cao tính tự chủ của miền nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất là khi vào trước thời điểm thành lập Quân Giải phóng, Đảng Lao động không có lực lượng vũ trang chính quy tại miền Nam.<ref>http://m.tapchiqptd.vn/vi/su-kien-lich-su/tam-nhin-chien-luoc-va-su-lanh-dao-chi-dao-cua-dang-doi-voi-quan-giai-phong-mien-nam-viet--16549.html</ref>
 
Tuy nhiên Mặt trận ra đời về chính quyền lại không thể hiện có sự liên hệ nào hay chịu ảnh hưởng nào của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà chỉ là một phong trào dân tộc chủ nghĩa nổi lên của riêng người miền Nam nhưng về mặt Đảng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng. Phương án này Trung ương Đảng Lao động ủng hộ và tiến hành thành lập Đảng bộ miền Nam.<ref>https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/mat-tran-dan-toc-giai-phong-mien-nam-viet-nam-thanh-lap-539199.html</ref> Đảng bộ miền Nam có hình thức công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng. Đảng Nhân dân Cách mạng đồng thời tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Lao động đối với Mặt trận.
 
Các văn bản điều hành về mặt Đảng đều đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng, Trung ương Cục, các văn bản về mặt chính quyền sẽ đề cập là Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời chỉ đạo. Lý do của việc này là Hiệp định Geneve quy định ở miền Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền quản lý hành chính nhưng Đảng Lao động vẫn có quyền đặt cơ sở và có sự chỉ đạo tại đây.<ref>https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm</ref>
 
Đảng Lao động công khai việc chi viện cho các lực lượng ở miền Nam với số lượng cụ thể về vật chất và con người.<ref>https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/tat-ca-vi-tien-tuyen-tat-ca-de-danh-thang-giac-my-xam-luoc-164370.html</ref> Tuy nhiên, do sự đánh phá của các lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa nên cách thức chi viện phải diễn ra bí mật. <ref>http://tuyengiao.vn/bien-va-hai-dao-viet-nam/duong-ho-chi-minh-tren-bien-mot-quyet-dinh-chien-luoc-gop-phan-to-lon-lam-nen-dai-thang-mua-xuan-nam-1975-127774</ref>
 
Về địa bàn, toàn bộ miền Nam công khai do Trung ương Cục, Mặt trận, Bộ tư lệnh Miền chỉ đạo. Tuy nhiên, về mặt lãnh đạo của Đảng, Đảng vẫn ra Nghị quyết về Quân Giải phóng còn mặt chính quyền sẽ do Chính phủ Cách mạng lâm thời, Mặt trận ra quyết định.<ref>http://www.baolaocai.vn/bai-viet/11009/quan-giai-phong-mien-nam-viet-nambai-hoc-trong-chien-luoc-bao-ve-to-quoc</ref> Sau khi có chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Quốc phòng của Chính phủ Cách mạng lâm thời quản lý trực tiếp Quân Giải phóng miền Nam (thay thế Ban Quân sự Mặt trận) tuy nhiên vai trò chỉ đạo quân sự của Bộ tư lệnh Miền và Trung ương Cục miền Nam không khác trước.
 
Nói một cách cụ thể, Đảng Lao động thông qua hệ thống cấp ủy, các Chính ủy, Chính trị viên để lãnh đạo Quân Giải phóng, Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời lãnh đạo Quân Giải phóng về mặt chính quyền.
 
Sự khác biệt về hai quân đội Quân đội nhân dân và Quân giải phóng về hình thức: Quân đội nhân dân trang phục phong phú hơn, nhưng đa số là xanh lá cây và xanh vàng, mũ cối, mũ kepi, mũ mềm rất phổ biến, ngoài ra có cả mũ sắt và một mũ khác, quân hiệu đỏ sao vàng, thường xuyên đeo phù hiệu ở ve áo, đeo cấp hiệu cấp bậc ở vai áo, đi giày vải có tính phổ biến. Quân giải phóng ban đầu mặc không thống nhất, đa phần mặc như thời kháng Pháp, có mũ vải lưới, sau đó mới có chủ trương đồng bộ hơn, nhưng không hoàn toàn. Dân quân du kích mặc áo bà ba đen, đeo khăn rằn, mũ tai bèo, dép cao su là phổ biến. Quân chủ lực và địa phương mũ tai bèo, dép cao su, áo xanh hoặc màu khác, như xanh xám - đen, có dù vải, không đeo cấp bậc, phù hiệu, hay đeo túi đựng đạn... Về sau quân ngoài Bắc vào nhiều và hậu cần tốt hơn, các đơn vị chủ lực có thêm mũ cối, đi giày, nhưng vẫn giữ mũ tai bèo và dép cao su. Trên đường Trường Sơn mới phổ biến mũ sắt (lái xe, công binh, cao xạ,...), các địa bàn khác ít thấy, mũ vải không phổ biến như ngoài Bắc, nhưng phổ biến ở đường Trường Sơn. Không sử dụng mũ kepi. Một vài lực lượng trang bị áo rằn ri, như đặc công (có đặc công bộ và đặc công nước). Quân giải phóng không đeo cấp hiệu, phù hiệu, chỉ đeo quân hiệu hay còn gọi huy hiệu nửa đỏ nửa xanh có sao vàng. Theo Hiệp định Paris, theo lý giải của hai phía cách mạng, thì miền Nam Việt Nam có hai quân đội tức Quân giải phóng và quân Việt Nam Cộng hòa, chứ không tồn tại Quân đội nhân dân. Đây là 1 thắng lợi của bên phía cách mạng, vì trước đó đối phương luôn khẳng định có 3 quân đội Việt Nam, và quân ngoài Bắc vào là Quân đội nhân dân do miền Bắc chỉ huy, với quy định hiệp định thì đội quân này chính thức được đối phương thừa nhận là quân giải phóng và không phải rút về phía bắc, mặt khác cũng là thừa nhận tính hợp pháp của Quân giải phóng. Tuy nhiên hiệp định Paris quy định hai bên miền Nam giải quyết vấn đề các lực lượng quân đội Việt Nam ở miền Nam, tức giải quyết dứt điểm vấn đề 3 quân đội hay 2 quân đội (trước đó phía cách mạng đề nghị các lực lượng quân đội Việt Nam trên cả Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết). Theo quy định này thì hội nghị hai bên miền Nam phải giải quyết, và theo hướng phía Việt Nam Cộng hòa đề nghị thì toàn bộ quân miền Bắc vào phải chịu sự quản lý toàn bộ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trước khi thống nhất với quân Việt Nam Cộng hòa trong một chính thể mới. Để có sự phân biệt, quân ngoài Bắc vào mặc xanh lá cây, quân giải phóng tại chỗ mặc áo xanh xám. Tại Trại David, phái đoàn quân sự Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mặc áo màu xanh xám. Sự phân biệt này không phải là theo lý lịch từng quân nhân mà theo nguồn gốc đơn vị và cơ chế chỉ huy quân sự. Ông Trần Văn Trà tư lệnh Quân giải phóng năm 1973 thừa nhận mình là Trung tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi vào nam làm tư lệnh Quân Giải phóng chứng tỏ bên cách mạng thừa nhận có sự công khai chi viện cả tướng lĩnh lẫn binh sĩ cho Quân giải phóng. Tuy nhiên năm 1973- 1974 về bí mật hay công khai, Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựa theo chủ trương của Đảng, quyết định thành lập các quân đoàn, và về sau sáp nhập cả nhiều đơn vị quân giải phóng hình thành tại chỗ trong Nam.