Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 88:
Theo Hiệp định Genève, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt chính quyền, Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với Quân đội nhân dân Việt Nam. Về mặt Đảng, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam là một bộ phận [[Quân đội nhân dân Việt Nam]] do cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]], là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
 
Quân đội nhân dân và Quân Giải phóng cơ bản không có khác biệt về mặt hình thức nhưng Quân Giải phóng có trang phục thiếu đồng bộ hơn. Quân phục, phù hiệp, cấp hiệu và quân hiệu của Quân Giải phóng đều do Quân đội nhân dân cung cấp hoặc binh lính tự túc trang phục phù hợp với yêu cầu thực tế. Điểm khác iệt duy nhất là quân hiệu trên mũ khi Quân đội Nhân dân sử dụng quân hiệu với cờ đỏ sao vàng còn Quân Giải phóng dùng quân hiệu của cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời (cờ nửa xanh nửa đỏ). Trước năm 1959, do là đội quân du kích nên lực lượng vũ trang của Mặt trận chưa có quân phục đồng bộ. Từ sau khi miền Bắc tăng cường chi viện và với sự thành lập của Quân Giải phóng, lực lượng vũ trang miền Nam được chính quy hóa với quân phục đồng bộ với Quân đội nhân dân, chỉ khác quân hiệu và quân kỳ.
Sự khác biệt về hai quân đội Quân đội nhân dân và Quân giải phóng về hình thức: Quân đội nhân dân trang phục phong phú hơn, nhưng đa số là xanh lá cây và xanh vàng, mũ cối, mũ kepi, mũ mềm rất phổ biến, ngoài ra có cả mũ sắt và một mũ khác, quân hiệu đỏ sao vàng, thường xuyên đeo phù hiệu ở ve áo, đeo cấp hiệu cấp bậc ở vai áo, đi giày vải có tính phổ biến. Quân giải phóng ban đầu mặc không thống nhất, đa phần mặc như thời kháng Pháp, có mũ vải lưới, sau đó mới có chủ trương đồng bộ hơn, nhưng không hoàn toàn. Dân quân du kích mặc áo bà ba đen, đeo khăn rằn, mũ tai bèo, dép cao su là phổ biến. Quân chủ lực và địa phương mũ tai bèo, dép cao su, áo xanh hoặc màu khác, như xanh xám - đen, có dù vải, không đeo cấp bậc, phù hiệu, hay đeo túi đựng đạn... Về sau quân ngoài Bắc vào nhiều và hậu cần tốt hơn, các đơn vị chủ lực có thêm mũ cối, đi giày, nhưng vẫn giữ mũ tai bèo và dép cao su. Trên đường Trường Sơn mới phổ biến mũ sắt (lái xe, công binh, cao xạ,...), các địa bàn khác ít thấy, mũ vải không phổ biến như ngoài Bắc, nhưng phổ biến ở đường Trường Sơn. Không sử dụng mũ kepi. Một vài lực lượng trang bị áo rằn ri, như đặc công (có đặc công bộ và đặc công nước). Quân giải phóng không đeo cấp hiệu, phù hiệu, chỉ đeo quân hiệu hay còn gọi huy hiệu nửa đỏ nửa xanh có sao vàng. Theo Hiệp định Paris, theo lý giải của hai phía cách mạng, thì miền Nam Việt Nam có hai quân đội tức Quân giải phóng và quân Việt Nam Cộng hòa, chứ không tồn tại Quân đội nhân dân. Đây là 1 thắng lợi của bên phía cách mạng, vì trước đó đối phương luôn khẳng định có 3 quân đội Việt Nam, và quân ngoài Bắc vào là Quân đội nhân dân do miền Bắc chỉ huy, với quy định hiệp định thì đội quân này chính thức được đối phương thừa nhận là quân giải phóng và không phải rút về phía bắc, mặt khác cũng là thừa nhận tính hợp pháp của Quân giải phóng. Tuy nhiên hiệp định Paris quy định hai bên miền Nam giải quyết vấn đề các lực lượng quân đội Việt Nam ở miền Nam, tức giải quyết dứt điểm vấn đề 3 quân đội hay 2 quân đội (trước đó phía cách mạng đề nghị các lực lượng quân đội Việt Nam trên cả Việt Nam do các bên Việt Nam giải quyết). Theo quy định này thì hội nghị hai bên miền Nam phải giải quyết, và theo hướng phía Việt Nam Cộng hòa đề nghị thì toàn bộ quân miền Bắc vào phải chịu sự quản lý toàn bộ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trước khi thống nhất với quân Việt Nam Cộng hòa trong một chính thể mới. Để có sự phân biệt, quân ngoài Bắc vào mặc xanh lá cây, quân giải phóng tại chỗ mặc áo xanh xám. Tại Trại David, phái đoàn quân sự Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mặc áo màu xanh xám. Sự phân biệt này không phải là theo lý lịch từng quân nhân mà theo nguồn gốc đơn vị và cơ chế chỉ huy quân sự. Ông Trần Văn Trà tư lệnh Quân giải phóng năm 1973 thừa nhận mình là Trung tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước khi vào nam làm tư lệnh Quân Giải phóng chứng tỏ bên cách mạng thừa nhận có sự công khai chi viện cả tướng lĩnh lẫn binh sĩ cho Quân giải phóng. Tuy nhiên năm 1973- 1974 về bí mật hay công khai, Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựa theo chủ trương của Đảng, quyết định thành lập các quân đoàn, và về sau sáp nhập cả nhiều đơn vị quân giải phóng hình thành tại chỗ trong Nam.
 
Ngoài ra, Hiệp định Paris (1973) cũng không có định nghĩa rõ ràng về 2 quân đội, 2 chính quyền tồn tại song song thời điểm đó. Đây là một thắng lợi của phía cách mạng khi vấn đề Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam không được đề cập cụ thể. Đây là giải pháp trung hòa của việc Mỹ nhất quyết đòi xác định rõ số lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở miền Nam với việc phía Cách mạng kiên quyết yêu cầu Mỹ phải rút toàn bộ quân đội khỏi miền Nam. Hiệp định quy định những vấn đề về quân sự và chính trị sẽ do các bên ở miền Nam tự giải quyết với nhau.<ref>https://www.google.com/search?q=hi%E1%BB%87p+%C4%91%E1%BB%8Bnh+paris+1973+y%C3%AAu+c%E1%BA%A7u+m%E1%BB%B9+ph%E1%BA%A3i+r%C3%BAt+qu%C3%A2n&oq=hi%E1%BB%87p+%C4%91%E1%BB%8Bnh+paris+1973+y%C3%AAu+c%E1%BA%A7u+m%E1%BB%B9+ph%E1%BA%A3i+r%C3%BAt+qu%C3%A2n&aqs=chrome..69i57.12967j1j9&sourceid=chrome&ie=UTF-8</ref> Tại Trại David, phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mặc lễ phục xanh còn phía đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lễ phục khaki xám. Hiệp định cũng không ngăn cấm Quân đội nhân dân và Quân Giải phóng đổi quân cho nhau.
 
Sau 4/1975, ngày 7 tháng 5, Ban Bí thư đề nghị tất cả các nơi, kể cả Sài Gòn đều tổ chức kỷ niệm gọi tên quân đội là Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (tên gọi khác của Quân đội nhân dân) không dùng chữ quân giải phóng. cũng ngày đó ủy ban Quân quản sài Gòn ra mắt, ông Trần Văn Trà và nhiều tướng lĩnh vẫn mặc bộ đồ Quân giải phóng như hồi 1973, dù được giới thiệu là tướng Quân đội nhân dân. Nhưng lễ mít tinh thì có đầy đủ cả hải lục không quân, quân đội có đeo phù hiệu. Ngày 15/5 tổ chức duyệt binh tại Sài Gòn có đại diện Chính phủ, mặt trận và Đảng ngoài Bắc, thì tướng Trà và nhiều tướng khác mặc trang phục Quân đội nhân dân, phù hiệu cấp bậc quân đội nhân dân, ông Trần Nam Trung mặc dân sự (ông Văn Tiến Dũng mặc trang phục Quân đội nhân dân). Lễ đó, công khai băng rôn Đảng Lao động Việt Nam. Tuy nhiên các diễn văn chào mừng vẫn nói là Đảng cách mạng tiên phong (chung chung), khi nhắc quân đội thì gọi là Các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (hay "các lực lượng vũ trang nhân dân anh hùng"), chứ không gọi là Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Sử dụng cả quân kỳ quyết thắng của Quân đội nhân dân lẫn Quân giải phóng, sử dụng cả hai lá cờ nam bắc, cử cả bài Giải phóng miền Nam lẫn Quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Về lực lượng tham gia, đầy đủ quân binh chủng như ngoài Bắc, có cả dân quân du kích, tự vệ thành phố (áo trắng mũ lưỡi trai). Quân đội ve áo đeo phù hiệu đỏ, và phù hiệu xanh. Mũ thì quân hiệu vẫn là nửa đỏ nửa xanh. Tay đeo băng nửa đỏ nửa xanh hoặc đỏ. Không có quân hàm. Ngoài Bắc cùng ngày mít tinh khẳng định vai trò Đảng Lao động và quân đội nhân dân với cách mạng miền nam. Như vậy ngay sau 30 tháng 4 thì bên cách mạng đã chính thức coi Quân giải phóng là một phần của Quân đội nhân dân (cả về pháp lý lẫn thực tế). Ngày 2 tháng 9 năm 1975 miền Nam tổ chức mít tinh nhiều nơi quân đội ăn mặc,... vẫn như lễ 15/5. Tuy nhiên về pháp lý thì phải đến sau khi thống nhất nhà nước, thì danh xưng Quân giải phóng mới chấm dứt trên các văn bản nhà nước. Về lực lượng an ninh vũ trang, sau 4/1975 tăng cường công an ngoài Bắc vào, và dần ăn mặc như công an ngoài Bắc nhưng danh xưng an ninh vũ trang miền Nam cũng sau khi hợp nhất nhà nước mới thôi không sử dụng.