Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Hưu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bth chịu hok chiụt thfi thoi
Thẻ: Sửa ngày tháng năm Soạn thảo trực quan
Dòng 12:
 
==Sự nghiệp==
Năm [[Đinh Mùi]] (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình đời vua Trần Thái Tông; Lê Văn Hưu đi thi, đỗ [[Bảng nhãn]] khi mới 17 tuổi. Đây là khoa thi đầu tiên ở Việt Nam có đặt danh hiệu [[Tam khôi]]. [[Nguyễn Hiền]] 13 tuổi đỗ [[Trạng nguyên Việt Nam|Trạng nguyên]]. [[Đặng Ma La]] 14 tuổi đỗ [[Thám hoa]].<ref name="Văn Hưu 1993">Đại Việt sử ký toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v..., Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam;Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993,Quyển V, Kỷ Nhà Trần, Thái Tông Hoàng Đế</ref>
 
Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh bộ Thượng thư, sau đó được phong chức Hàn lâm học sĩ <ref>Chức Hàn lâm học sĩ tức chức Hàn lâm học sĩ (翰林學士, Hanlin Academician)</ref> kiêm Giám tu quốc sử <ref>Chức Giám tu quốc sử tức Giám tu quốc sử (監修國史, Chief Compiler of the Dynastic History)</ref><ref>Ấn bản điện tử năm 2001 do Lê Bắc điều hợp của bộ ''Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục'', nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1988 có lẽ sai khi viết "''Trước đây, Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc '''tử''' viện giám tu là Lê Văn Hưu vâng mệnh''...". Thời Trần và các triều đại đồng thời tại Trung Quốc, chỉ có Quốc sử viện và Quốc tử giám (xem mục Quan chức Chí, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí và A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press), hai cơ quan này hoàn toàn khác nhau. Quốc sử viện chuyên trách viện biên soạn quốc sử, thực lục, Quốc sử giám chuyên trách việc giáo dục đào tạo nhân tài đất nước. Quan Lê Văn Hưu được sung vào chức Giám tu quốc sử, cũng là chức đứng đầu Quốc sử viện, chuyên trách việc biên soạn quốc sử thời Trần, chứ không phải là chức trong Quốc tử giám</ref>. Ông cũng là thầy học của [[Thượng tướng]] [[Trần Quang Khải]].