Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 119:
Vì phía Mỹ không nắm rõ việc cơ chế lãnh đạo của Đảng hoạt động song song với cơ chế lãnh đạo của chính quyền trong bộ máy lãnh đạo của các nước Xã hội chủ nghĩa cũng như quan hệ giữa Đảng Lao động với Trung ương Cục và Đảng Nhân dân Cách mạng nên cho rằng binh lính ngoài Bắc vào do Đảng Lao động lãnh đạo, quân hình thành tại chỗ đo Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo. Trên thực tế, theo cơ chế lãnh đạo của mô hình Xã hội chủ nghĩa, Đảng Lao động vẫn sẽ lãnh đạo về mặt Đảng còn Mặt trận và Chính phủ lâm thời lãnh đạo về mặt chính quyền. Do đó, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa không thể phân biệt rạch ròi giữa Quân Giải phóng và Quân đội nhân dân.
 
Theo kênh lãnh đạo của Đảng, Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam nhận lệnh về đường lối chính trị từ Tổng Quân ủy Trung ương gián tiếp thông qua Trung ương Cục. Trong quá trình triển khai đường lối chính trị, Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam trực tiếp nhận chỉ đạo của Mặt trận và Chính phủ Cách mạng lâm thời chứ không nhận lệnh từ Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khu vực từ Trung Trung Bộ trở ra thuộc Quân khu IV nên Bộ Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ đạo trong khi Bộ Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam chỉ nắm từ B2 trở vào. Tất cả sự chỉ đạo của miền Bắc đối với các lực lượng ở miền Nam đều được thực hiện qua kênh lãnh đạo của Đảng vốn được Hiệp định Geneve (1954) và Hiệp định Paris (1973) cho phép mà không thực hiện qua kênh lãnh đạo của chính quyền để tránh vi phạm Hiệp định.
 
===Giai đoạn 1969-1973===