Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 155:
Sau 1975, các tài liệu Việt Nam công khai Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam là Đảng Bộ Miền Nam của Đảng Lao động và Đảng bộ Miền Nam về mặt thực chất chịu sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Trung ương Cục và các Khu ủy trực thuộc Trung ương hoặc phân Trung ương Cục chỉ đạo. Phía Mỹ đến nay vẫn có người không biết điều này, và khi sử dụng các tài liệu từ thời chiến để lại, nên họ vẫn hay nhầm lẫn về Quân đội nhân dân và Quân giải phòng. Họ tưởng quân ngoài bắc vào do Đảng Lao động lãnh đạo và quân tại chỗ do Đảng Nhân dân Cách mạng lãnh đạo. Thực chất thì đều do Đảng Lao động (Đảng Lao động có quyền lưu lại cơ sở chính trị do Hiệp định Genève cho phép) lãnh đạo về mặt chính trị, nhưng từ 1962 đến 1975 thì không công khai mà để Đảng Nhân dân Cách mạng công khai lãnh đạo (về công khai, cơ sở chính trị tại miền Nam của Đảng Lao động được tách biệt về pháp lý để thuận tiện cho việc tham gia chính trường miền Nam, tham gia Mặt trận). Việc tách đảng bộ miền Nam thành Đảng riêng về công khai chỉ thể hiện tạo cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng có đường lối riêng với đường lối Mặt trận Tổ quốc và Đảng Lao động thi hành ngoài Bắc, và vị thế chính trị cho phong trào, tạo thuận lợi để lực lượng Cộng sản chính thức tham chính ở miền Nam. Bên cạnh đó, việc này cũng gia tăng vị thế hợp pháp (chứ không phải bảo đảm tính hợp pháp) cho phong trào cách mạng ở miền Nam do tình trạng một quốc gia có nhiều nhà nước cũng được chính Liên hợp quốc thừa nhận trong Hiến chương của mình. Tiêu biểu có [[Liên Xô]], có ba phiếu trong Liên hợp quốc gồm Liên Xô, Belarus và Ukraina<ref>[http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Lien-Xo-tung-co-toi-3-ghe-tai-Lien-Hiep-Quoc-294971/ Liên Xô từng có tới 3 ghế tại Liên Hiệp Quốc?], Báo An ninh Thế giới, 06/07/2009</ref>
 
Sau 1975 không hề có sự hợp nhất nào về mặt Đảng như một số tài liệu Mỹ viết mà đơn giản đảng Lao động Việt Nam công khai thừa nhận Đảng Nhân dân Cách mạng là một bộ phận tại miền Nam của mình vì thực tế từ trước các cấp ủy Đảng ở miền Nam đều chịu chỉ đạo theo chiều dọc xuyên suốt<ref>Lê Duẩn, "Thư vào Nam", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1985 tr.395</ref>(danh xưng "Đảng Nhân dân Cách mạng" chỉ tồn tại bề ngoài cheđể giấuphù hợp với bối cảnh chính trị ở miền Nam đốilúc phươngđó). Sau 1975 phía cách mạng cũng công khai vai trò lãnh đạo về mặt chính trị qua kênh Đảng của Đảng Lao động với Chính phủ cách mạng lâm thời (điều này phù hợp với quy định các lực lượng chính trị ở nguyên tại chỗ của Hiệp định Genève-1954), nhưng hai chính phủ chỉ chính thức hợp nhất sau Tổng tuyển cử 1976. Các văn kiện Đảng sau 1975 cho thấy Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau 1975 còn có quyền ở miền Nam dù chưa hợp nhất chính thể<ref>Điện của Ban Bí thư số 178 ngày 21 tháng 4 năm 1975, Sđd, tr.155</ref>, vì nó không vi phạm các Hiệp định đã ký kết và luật pháp trước đây của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 
Sau khi Việt Nam thống nhất bằng Hiệp thương Tổng tuyển cử 1976, Quân Giải phóng được sáp nhập hình thức vào [[Quân đội nhân dân Việt Nam]].<ref>[http://nguoicocong.gov.vn/tintuc/chitiettin/tabid/101/itemid/932/giai-ma-ky-hieu-phien-hieu-phuc-vu-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-si.aspx#sthash.WB3jq9aR.dpbs Giải mã ký hiệu, phiên hiệu phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ], Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công</ref><ref>[http://tapchiqptd.vn/zh/tin-tuc-thoi-su/giai-ma-ky-hieu-phien-hieu-don-vi-co-so-de-xac-minh-tim-kiem-quy-tap-hai-cot-liet-si/704.html Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị - Cơ sở để xác minh, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ], Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, 14/07/2011</ref>