Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 86:
==Quan hệ với Quân đội nhân dân Việt Nam==
 
Theo Hiệp định Genève, chỉ có lực lượng quân sự chính quy phải tiến hành tập kết còn các lực lượng vũ trang tự vê, lực lượng chính trị và tuyên truyền được tập kết tại chỗ. Về mặt chính quyền, Quân Giải phóng miền Nam có vị thế tương đối độc lập với [[Quân đội nhân dân Việt Nam]]. Về mặt Đảng, Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam là một bộ phận [[Quân đội nhân dân Việt Nam]] do cùng chịu sự chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]], là nòng cốt của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Tất cả chỉ đạo từ miền Bắc vào Nam đều được thực hiện qua kênh Đảng để tránh vi phạm Hiệp định Geneve và Hiệp định Paris.
 
Quân đội nhân dân và Quân Giải phóng cơ bản không có khác biệt về mặt hình thức nhưng Quân Giải phóng có trang phục thiếu đồng bộ hơn. Quân phục, phù hiệp, cấp hiệu và quân hiệu của Quân Giải phóng đều do Quân đội nhân dân cung cấp hoặc binh lính tự túc trang phục phù hợp với yêu cầu thực tế. Điểm khác iệt duy nhất là quân hiệu trên mũ khi Quân đội Nhân dân sử dụng quân hiệu với cờ đỏ sao vàng còn Quân Giải phóng dùng quân hiệu của cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời (cờ nửa xanh nửa đỏ). Trước năm 1959, do là đội quân du kích nên lực lượng vũ trang của Mặt trận chưa có quân phục đồng bộ. Từ sau khi miền Bắc tăng cường chi viện và với sự thành lập của Quân Giải phóng, lực lượng vũ trang miền Nam được chính quy hóa với quân phục đồng bộ với Quân đội nhân dân, chỉ khác quân hiệu và quân kỳ.