Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Sodovtp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 160:
 
== Cơ chế lãnh đạo của Đảng Lao động ==
Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Bộ Chính trị]], Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam<ref>[https://www.baodanang.vn/channel/5399/201102/ky-niem-50-nam-ngay-thanh-lap-quan-giai-phong-mien-nam-viet-nam-15-2-1961-15-2-2011-trang-su-vang-cua-quan-giai-phong-mien-nam-2032771/ Trang sử vàng của Quân Giải phóng miền Nam]</ref>. Đảng thực hiện sự lãnh đạo này thông qua hệ thống cấp ủy, Chính uỷ, Chính trị viên đan xen ở mọi cấp trong Quân Giải phóng. Sự lãnh đạo của Đảng được Hiệp định Geneve và Hiệp định Paris cho phép khi Đảng Lao động được quyền để lại các cơ sở chính trị tại miền Nam.
 
Quân giải phóng Miền Nam chịu sự chỉ đạo (chỉ huy và lãnh đạo) công khai của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam Việt Nam và Quân ủy Miền thuộc Trung ương Cục Miền Nam. Tuy nhiên các thiết chế này và cả Quân giải phóng đều chịu sự chỉ đạo từ bí mật đến bán công khai của Trung ương Đảng Lao động, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh (Trung ương Cục Miền Nam là một bộ phận của Trung ương Đảng đặt tại miền Nam, Quân ủy Miền là bộ phận của Tổng Quân ủy tại miền Nam còn Bộ Tư lệnh Miền là cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh, về công khai chỉ đạo trên toàn Miền Nam, nhưng trong nội bộ chỉ chỉ đạo từ mặt trận B2 trở vào, còn các mặt trận và cấp ủy các địa phương phía trên do Trung ương chỉ đạo trực tiếp). Trong suốt giai đoạn [[Chiến tranh Việt Nam]], lực lượng này bị Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là ''Việt Cộng''<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628305/Viet-Cong-VC Việt Cộng], Encyclopaedia Britannica</ref>. Cách gọi này thường gây lẫn lộn do "Việt Cộng" cũng là cách gọi ngắn của Mỹ đối với [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] còn quân Giải phóng lại là lực lượng vũ trang của tổ chức chính trị này.