Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại
n Đã lùi lại sửa đổi của Aristophana (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Alphama
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 3:
'''Kinh tế [[Việt Nam Cộng hòa]]''' (1955-1975) là một nền [[kinh tế]] theo hướng thị trường, [[các nước đang phát triển|đang phát triển]], và [[kinh tế mở|mở cửa]]. Mức độ tự do của nền [[kinh tế]] khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, thời [[Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng Hòa)|Đệ Nhất Cộng hòa]] [[phát triển kinh tế]] được triển khai dựa trên các [[kế hoạch kinh tế 5 năm]]. Nền kinh tế ổn định trong gần 6 năm đầu tiên, sau đó do tác động của [[chiến tranh]] leo thang trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ [[tăng trưởng kinh tế]] không đều (có nhiều năm tăng trưởng bị âm), [[tỷ lệ lạm phát]] cao, thâm hụt [[ngân sách nhà nước]] và [[cán cân thương mại|thâm hụt thương mại]]. Chính quyền đã phải tiến hành [[cải cách ruộng đất]] tới hai lần.
 
Chiến tranh là nhân tố tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa, ảnh hưởng xấu đến các nguồn lực kinh tế và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế<ref>Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975), trang 38-40, Phạm Thị Hồng Hà, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2017</ref>. [[Hoa Kỳ|Mỹ]] đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua [[hỗ trợ phát triển chính thức|viện trợ kinh tế]] cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Một đặc điểm khác là sự lũng đoạn đáng kể của giới thương nhân [[người Hoa]] đối với nền kinh tế.<ref>Grant Evans, Kelvin Rowley (1984). Red Brotherhood at War - Indochina since the Fall of Saigon, London: Verso.</ref>
 
Lãnh thổ miền Nam Việt Nam khi đó là chia làm 2 vùng: do Mỹ-Việt Nam Cộng hòa kiểm soát và do [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] kiểm soát, mỗi vùng có nền kinh tế riêng. Tuy nhiên, để việc tính toán trở nên đơn giản thì trong nhiều tài liệu kinh tế học cũng như trong bài viết này, tất cả hoạt động kinh tế ở phía Nam vĩ tuyến 17 giai đoạn 1955-1975 sẽ được gọi là "kinh tế Việt Nam Cộng hòa".
Dòng 204:
Trong vòng 20 năm, xét theo giá trị sản lượng tuyệt đối, công nghiệp tăng khoảng 2,5 đến 3 lần, nhưng xét theo tỷ trọng trong [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] thì hầu như không tăng, chỉ từ 8 - 10% GDP. Vào giữa thập kỷ 1950, giá trị sản lượng công nghiệp theo đầu người của Việt Nam Cộng hòa không kém lắm so với các nước trong khu vực, xấp xỉ bằng Thái Lan. Nhưng từ thập kỷ 1960 trở đi, khoảng cách ngày càng xa, và Việt Nam Cộng hòa đã rơi xuống vị trí thấp nhất trong khu vực. Cho đến giữa thập kỷ 1960, Việt Nam Cộng hòa cũng đứng ở vị trí thấp nhất khu vực về tỉ lệ dân số làm việc trong lĩnh vực công nghiệp<ref name="moit">[http://www.moit.gov.vn/vn/pages/lichsuphattrien.aspx?IDNews=540 Giai đoạn 1975 - 1985], Xây dựng và phát triển Công nghiệp - Thương mại sau ngày Giải phóng miền Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT)</ref>.
 
[[Nông nghiệp|Nông]]-[[lâm nghiệp|lâm]]-[[ngư nghiệp|ngư]] luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% GDP. Còn tỷ trọng của [[dịch vụ|khu vực dịch vụ]] đã tăng nhanh chóng từ 45% lên 60%. Trong giai đoạn 1954 - 1964 tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam Cộng hòa luôn trên 50%. Giai đoạn 1965 - 1975, dịch vụ tiếp tục chiếm ưu thế ở mức trên 50% trong khi đó khu vực sản xuất suy giảm từ 37,3% năm 1965 xuống 34,7% năm 1969.<ref>Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975), trang 88-89, Phạm Thị Hồng Hà, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2017</ref>
{|class="wikitable sortable" style="font-size:100%"
|+Cơ cấu kinh tế VNCH giai đoạn 1960-1973 (%)<ref>Trần Văn Thọ chủ biên (2000), Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000: Tính toán mới, phân tích mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 12, Bảng 7.6, trang 288 dẫn từ Viện thống kê quốc gia, niên giám VNCH từ 1974 trở về trước.</ref>
Dòng 387:
 
===Dịch vụ===
Nhờ viện trợ của Hoa Kỳ và sự hiện diện của lính Mỹ và các nước đồng minh mà khu vực dịch vụ phát triển nhanh. Những ngành góp phần gia tăng tỷ trọng dịch vụ và đóng góp nhiều trong tổng sản lượng quốc gia là những ngành nhà nước kiểm soát và các hoạt động thương mại như cho thuê nhà, thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, thầu cho quân đội, và các loại dịch vụ khác. Số người làm việc cho các công ty nước ngoài năm 1969 là 138.617. Khoảng 150.000 người sống bằng các nghề khác nhau liên quan đến người Mỹ. Các loại hình dịch vụ nở rộ do nhu cầu của người Mỹ và các nước khác.<ref>Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975), trang 89-90, Phạm Thị Hồng Hà, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2017</ref> So với các nước Châu Á khác trong cùng thời kỳ, tỷ trọng dịch vụ của Việt Nam Cộng hòa rất cao. Trong thời kỳ này Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Philippines có tỷ trọng công nghiệp khoảng 20 - 25% GNP còn Việt Nam Cộng hòa dịch vụ luôn trên 50% GNP trong khi công nghiệp chỉ khoảng 10% GNP. Dịch vụ của Việt Nam Cộng hòa phát triển không phải do công nghiệp và nông nghiệp phát triển như các nước khác mà nhờ viện trợ Mỹ khiến Việt Nam Cộng hóa có nền kinh tế tiêu thụ và không bền vững.<ref>Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975), trang 91-93, Phạm Thị Hồng Hà, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2017</ref>
 
== Xuất nhập khẩu ==
Hàng 430 ⟶ 429:
Ngân sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn ở trong tình trạng thâm hụt mà nguyên nhân chính là các khoản chi cho quân sự luôn lớn hơn cho chi dân sự và càng ngày càng tăng. Mức thâm hụt đã tăng từ mức trên 50% một chút trong nửa cuối [[thập niên 1950]] lên gần 70% đầu [[thập niên 1960]] và đến 78,9% vào năm 1968.<ref>Mức thâm hụt tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa chênh lệch thu và chi ngân sách với chi ngân sách trong cùng thời điểm.</ref> Để bù đắp thâm hụt ngân sách, chính quyền đã nỗ lực cải cách hệ thống [[thuế]] nhằm tăng nguồn thu, bán [[dự trữ ngoại hối nhà nước|dự trữ ngoại tệ]] (và kim loại quý) đồng thời [[phá giá]] nội tệ nhằm tăng thu từ [[thuế nhập khẩu]] và tăng mức thu tính bằng nội tệ từ bán ngoại tệ. Tuy nhiên, các biện pháp khẩn cấp để bù đắp thâm hụt ngân sách đã được áp dụng là vay của Ngân hàng Quốc gia, vay của các [[ngân hàng thương mại]] và bán [[trái phiếu chính phủ|công trái]].
 
Năm 1961, khi [[Chiến tranh đặc biệt]] bắt đầu thì ngân sách Việt Nam Cộng hóa bắt đầu thiếu hụt 1 tỷ đồng, đến năm 1964 thiếu hụt 12 tỷ đồng. Trong cùng thời gian này lượng tiền lưu thông tăng 10 tỷ đồng. Hậu quả là giá cả tăng 20%, trung bình mỗi năm tăng 4%. Giai đoạn 1965 - 1969 sau đó do nhu cầu chi cho quân sự nên ngân sách nhà nước thâm hụt ngày càng lớn từ 29 tỷ đồng năm 1965 lên 42 tỷ đồng năm 1967. Lượng tiền lưu thông tăng 55 tỷ đồng tương đương 204%, trung bình mỗi năm tăng 68%. Giá cả tăng 189%, trung bình mỗi năm tăng 63%. Sau năm 1968, ngân sách thiếu hụt lên đến 195 tỷ đồng trong 3 năm từ 1969 đến 1971, trung bình mỗi năm thiếu 65 tỷ đồng. Lượng tiền lưu thông tăng 81 tỷ đồng tức 100%, trung bình tăng 33% mỗi năm. Giá cả trung bình tăng mỗi năm 39%.<ref>Kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1955 - 1975), trang 41-42, Phạm Thị Hồng Hà, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2017</ref> Trong cơ cấu chi ngân sách, chi tiêu quân sự luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm thấp nhất, 1959, là 41%. Năm cao nhất, 1968-1969, là 66%. Chi tiêu dân sự có tới 89% là chi trả lương cho đội ngũ [[công chức]] và quân nhân trong chính phủ.<ref>[[Nguyễn Văn Hảo]] (1972), ''Diễn biến kinh tế tại Việt Nam 1955 - 1970'', Tuần san Phòng Thương mại và Công kỹ nghệ Sài Gòn, số 732, ngày 31 tháng 3 (được Đặng Phong (2004) dẫn lại tại trang 371).</ref>
 
===Thu ngân sách===