Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Dòng 43:
Trung tướng Nguyễn Bình là người chỉ huy mưu lược, quyết đoán và dũng cảm, giữ kỷ luật nghiêm minh, lập nhiều chiến công xuất sắc ở những nơi nguy hiểm vào những thời điểm khó khăn nhất. Ông có công trong việc thống nhất lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ và xây dựng Ban công tác thành tại Sài Gòn<ref name="quankhu7"/>. Sau khi ông qua đời, nhiều sách báo đã viết về ông như một hiện tượng đặc biệt về tài năng quân sự những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Tuy nhiên ở đây cũng phải nói đến mỗi quan hệ giữa tài năng của Nguyễn Bình và sự tinh tế, mạnh dạn trong cách dùng người của [[Hồ Chí Minh]]. Một vị chỉ huy như Nguyễn Bình, sau cách mạng xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những người cộng sản, nhưng ông phải đợi đến năm 1946 mới chính thức được vào Đảng. Trên thực tế, ông là người được Hồ Chủ tịch hết sức tin tưởng khi giao phó những trọng trách của thời điểm buổi đầu Nam Bộ kháng chiến: ‘’Bác giao Nam Bộ cho chú!’’. Tất nhiên có rất nhiều lý do, nhưng ta có thể kể đến những lý do có tính chiến lược như: với tình trạng của Nam Bộ thời kì đầu của Nam Bộ kháng chiến, thì việc một người ngoài [[đảng cộng sản]] sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với đông đảo đồng bào Nam Bộ vốn thời kì đó trong tình trạng ‘’cát cứ phân tranh’’ với nhiều màu sắc chính trị, đảng phái, tôn giáo… Mặc khác, vì là người ngoài Đảng cho nên ông sẽ ít bị mật thám Pháp để ý hơn. Thực tế lúc bấy giờ, quân Pháp không biết gì nhiều về ông. Quân Pháp tập trung vào việc tìm hiểu, điều tra các ông [[Trần Văn Giàu]] – Trưởng ban kháng chiến Nam Bộ, rồi ông [[Phạm Ngọc Thạch]],… mà ít chú ý đến tướng Nguyễn Bình, trong khi chính ông mặc dù chỉ là Ủy viên quân sự nhưng thực tế là người thiết kế, tổ chức kháng chiến. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Bình lực lượng kháng chiến miền Nam cuối cùng cũng chỉ còn [[Việt Minh]]. Các lực lượng vũ trang khác của [[Cao Đài]], [[Hòa Hảo]], [[Bình Xuyên]]... đã rời bỏ kháng chiến phục vụ cho [[Quốc gia Việt Nam]] sau sự kiện [[Huỳnh Phú Sổ]] mất tích mà họ cho rằng Nguyễn Bình đã thủ tiêu ông<ref name="thanhnam12">Nguyễn Long Thành Nam, [http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-2488_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/#nl_detail_bookmark Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20140731021326/http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-2488_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/#nl_detail_bookmark |date=2014-07-31 }}, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Phần 12: Những mẩu chuyện trong chiến khu, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991.</ref>.
 
Nhà sử học Trần Huy Liệu nhận xét "''Thảo có can đảm, vũ dũng hơn người và trung hậu với bạn, trung thành với đoàn thể. Trước [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng Tháng Tám]], Thảo lập chiến khu Đông Triều một cách tự động..."''