Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Chăm Pa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 39:
Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ X, người Chăm kiểm soát việc buôn bán [[hồ tiêu]] và tơ lụa giữa Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, và đế quốc [[Abbassid]] ở [[Bagdad|Baghdad]]. Người Chăm còn bổ sung thêm cho nguồn thu nhập của mình từ thương mại, không chỉ bằng việc xuất khẩu [[ngà voi]] và [[trầm hương]] mà còn bằng cả các hoạt động cướp phá trên biển và các nước láng giềng ven biển<ref>Lê Thành Khôi, ''Histoire du Vietnam'', tr.109.</ref>.
 
===Thánh địa của người Chăm ở Mỹ Sơn===
[[Tập tin:My Son.jpg|nhỏ|150px|phải|[[Tháp Chăm]] ở Mỹ Sơn]]
Vào nửa cuối thế kỷ thứ VII, các ngôi đền của hoàng gia bắt đầu được xây dựng tại [[thánh địa Mỹ Sơn|Mỹ Sơn]]. Tôn giáo chính lúc này là thờ thần [[Shiva]] nhưng các ngôi đền cũng thờ cả thần [[Vishnu]]. Các học giả gọi phong cách kiến trúc thời kỳ này là phong cách Mỹ Sơn E1, để chỉ các di tích ở Mỹ Sơn điển hình theo phong cách này. Các công trình còn đến nay của phong cách này bao gồm bệ đá hình [[linga]] được biết với tên gọi là bệ đá Mỹ Sơn E1 và phần trán tường có hình [[Phạm Thiên|Brahma]] được sinh ra từ hoa sen nở từ rốn của thần Vishnu đang ngủ<ref>Ngô Vǎn Doanh, ''Champa'', tr.49.</ref>.
Dòng 45:
Trong một văn bia khắc năm 657 tìm thấy ở Mỹ Sơn, vua Prakasadharma, người lấy hiệu là Vikrantavarman I, đã tự xưng có bên ngoại là hậu duệ của Brahman Kaundinya và công chúa rắn Soma, người theo truyền thuyết cũng là thủy tổ của người Khmer. Chính văn bia này đã cho thấy mối quan hệ về văn hóa và chủng tộc giữa vương quốc Chăm Pa và đế quốc Khmer. Bia được khắc nhân dịp vua cho dựng tượng đài, có lẽ là linga, cho thần Shiva<ref>Ngô Vǎn Doanh, ''My Son Relics'', tr.66 trở đi; tr.183 trở đi. Bản dịch tiếng Anh ở trang 197 trở đi.</ref>. Một văn bia khác mô tả lời cầu nguyện chân thành của vua khi hiến tế cho Shiva: người là nguồn khởi thủy của sự kết thúc vĩnh viễn sự sống, điều rất khó đạt được; mà bản chất thực sự nằm ngoài suy nghĩ và lời nói của con người, tuy nhiên những ai mà ý niệm tương đồng với vũ trụ thì hình thái của người sẽ hiện ra<ref>Ngô Vǎn Doanh, ''My Son Relics'', tr.210.</ref>.
 
===Thời kỳ hưng thịnh của Kauthara===
Vào thế kỷ thứ VIII, trung tâm chính trị của Chăm Pa đã tạm thời chuyển từ Mỹ Sơn xuống khu vực Panduranga và Kauthara, với trung tâm ở quanh quần thể đền tháp là [[Tháp Po Nagar|Tháp Bà]] - Po Nagar ở gần [[Nha Trang]] ngày nay nơi để thờ nữ thần đất Yan Po Nagar. Năm 774, người [[Java]] đã phá hủy Kauthara, đốt đền thờ Po Nagar, và mang đi tượng Shiva. Vua Chăm là Satyavarman đã đuổi theo quân giặc và đánh bại chúng trong một trận thủy chiến. Năm 781, Satyavarman đã dựng bia tại Po Nagar, tuyên bố đã chiến thắng và kiểm soát toàn bộ khu vực và đã dựng lại đền. Năm 787, người Java lại đốt phá đền thờ Shiva ở gần Panduranga<ref>Ngô Vǎn Doanh, ''My Son Relics'', tr.72.</ref>.