Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Chăm Pa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 116:
Thất bại năm [[1471]] đã dẫn đến việc nhiều làn sóng [[người Chăm]] di cư sang [[Campuchia]]. Cộng đồng người Chăm và người [[Hồi giáo|Islam]] gốc [[Người Mã Lai|Mã Lai]], [[Người Java|Java]] ở Campuchia nhờ đó mà gia tăng thế lực.<ref name="lethanhkhoi243" /> Biên niên sử ''Sejarah Melayu'' của người Mã Lai cũng ghi nhận sự di cư của người Chăm tới các vương quốc [[sultan]] ở [[Melaka (bang)|Malacca]]. Thậm chí, một số quý tộc gốc Chăm còn được các sultan ban cho chức quan.<ref name=":3">Danny Wong Tze Ken (2004), [https://kyotoreview.org/issue-5/vietnam-champa-relations-and-the-malay-islam-regional-network-in-the-17th-19th-centuries/ Vietnam-Champa Relations and the Malay-Islam Regional Network in the 17th–19th Centuries]. Kyoto Review of Southeast Asia. Issue 5 (March 2004). Islam in Southeast Asia.</ref>
 
==Tiểu quốc Hoa Anh Quốc và các chúa Nguyễn==
Sau khi xâm chiếm Champa và tàn phá kinh đô Vijaya, vua [[Lê Thánh Tông]] quyết định cắt phần đất Kauthara cũ từ [[đèo Cù Mông]] tới [[đèo Cả]] lập ra tiểu quốc Hoa Anh, phong vương cho chúa xứ này. Cả Hoa Anh, [[Panduranga]], [[Tiểu quốc Jarai|Jarai]] trở thành phiên thuộc của [[nhà Lê sơ]].
{{main|Hoa Anh Quốc}}
 
Năm 1578, Lương Văn Chính là tướng của chúa [[Nguyễn Hoàng]] cầm quân tiến vào Kauthara, vây và hạ [[thành An Nghiệp]] – thành kiên cố và đồ sộ nhất trong lịch sử Champa, nằm tại huyện [[Phú Hòa, Phú Yên|Phú Hòa]], phía Tây thành phố [[Tuy Hòa]] ngày nay - đẩy họ về cương giới cũ ở phía Nam [[đèo Cả]]. Trận đánh chỉ mới nhằm lập lại trật tự cũ, tuy nhiên [[Lương Văn Chánh]] cũng đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này, rải rác từ phía Nam [[đèo Cù Mông]] đến đồng bằng [[sông Đà Diễn]]. Trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỉ XVII, Panduranga từ phía Nam lấn đất Kauthara, giết và đuổi những người Việt cư trú ở miền đất này.
 
Năm 1611, chúa [[Nguyễn Hoàng]] đã cử một viên tướng người Chăm, mà sử Việt gọi là Văn Phong, đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoa để lập ra phủ [[Phú Yên]], sau đổi thành dinh Trấn Biên. Sang năm 1653, nhân việc vua Chăm Pa là [[Po Nraop]] (Bà Tấm) quấy phá biên giới phía nam, chúa [[Nguyễn Phúc Tần]] đã gởi một đoàn quân sang tấn công Chăm Pa, tiến đến sông Phan Rang, bắt được vua Po Nraop đưa về [[Huế]]. Trên vùng đất cũ của tiểu vương quốc Kauthara chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra hai phủ là [[Thái Khang]] (nay là [[Ninh Hòa]] và [[Vạn Ninh]]) và [[Diên Ninh]] (nay là [[Diên Khánh]], [[Nha Trang]], [[Cam Lâm]] và [[Cam Ranh]]). Vậỵ là vào năm 1653 Kauthara hoàn toàn bị sáp nhập vào lãnh thổ [[Đại Việt]]. Kauthara thất thủ, đền Po Nagar ở Nha Trang lọt vào vòng kiểm soát của nhà Nguyễn. Chính vì thế, vua Champa quyết định rước tượng Po Ina Nagar về Phan Rang để được thờ phụng trong một đền ở Mông Đức gần làng Hữu Đức (Phan Rang) bây giờ<ref>[http://www.dangvidan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=574:574&catid=45:tailieuthamkhao&Itemid=96 Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa của Tiến sĩ Po Dharma]</ref>.
 
==Panduranga==