Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Thái Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ngắt đoạn
Thẻ: Xuống 1 dòng thành đoạn mới
vệ Thiên Vũ
Dòng 67:
'''Mạc Thái Tổ''' ([[chữ Hán]]: 莫太祖 [[22 tháng 12|22 tháng 11]], [[1483]] – [[11 tháng 9]], [[1541]]) tên thật là '''Mạc Đăng Dung''' (莫登庸), là nhà chính trị, hoàng đế sáng lập ra [[triều đại]] [[Nhà Mạc]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện đánh dẹp các thế lực cát cứ, chống đối triều đình, loại bỏ ảnh hưởng của những người ủng hộ [[Nhà Lê]], thành lập Nhà Mạc và cứng rắn chống lại với những thế lực phò vua Lê ở [[Thanh Hóa]].
 
Mạc Đăng Dung bước vào đường quan lộ sau khi thi đậu ''Võ trạng nguyên'' trong cuộc thi tuyển võ sĩ tại Giảng Võ đường ở [[Thăng Long]] dưới triều [[Lê Uy Mục]]. Chỉ trong khoảng 20 năm, từ một võ quan cấp thấp không có thế lực dưới thời Lê Uy Mục, nhờ tài thao lược và mưu trí, Mạc Đăng Dung đã vươn tới tột bậc quyền lực vào năm [[1527]] khi được thăng tới chức [[Thái sư]] tước '''An Hưng [[Vương tước|vương]]''' thời [[Lê Cung Hoàng]]. Không có thế lực chống lưng hỗ trợ, từ một người đậu Võ trạng nguyên ở độ tuổi ngoài 20 tuổi rồi được sung quân Túc vệ vác lọng theo vua thời gian đầu, Mạc Đăng Dung đã được giao chức [[Đô Chỉ huy sứ]] vệ ThầnThiên Vũ (trật [[Quan chế nhà Lê sơ|trật chánh tam phẩm]]) vào năm 1508 khi mới 25 tuổi. Điều này cho thấy nhiều về năng lực đương thời của ông, chứ không phải chỉ tiến thân nhờ có nhiều sức mạnh cơ bắp cá nhân hơn người thường của kiểu võ biền mà đạt được. Xuất thân hàn vi, lập thân bằng đường binh nghiệp, Mạc Đăng Dung là người có công đầu trong việc tạo lập lại thế ổn định và đà phát triển của xã hội cũng như chính trường [[Đại Việt]] sau hơn 20 năm hỗn loạn đầu thế kỷ XVI.<ref>Ngay trong chiếu nhường ngôi của [[Lê Cung Hoàng]] ([[1527]]) cho Mạc Đăng Dung có đoạn: “...Khi ấy thiên hạ đã không phải là của nhà ta. Ta không có đức, lạm giữ ngôi trời, việc gánh vác không kham nổi. Mệnh trời lòng người đều theo về người có đức. Xét Thái sư An Hưng vương Mạc Đăng Dung nhà ngươi, bẩm tính thông minh, sáng suốt, có tài lược văn võ. Bên ngoài đánh dẹp bốn phương, các nơi đều phục tùng; bên trong coi sóc trăm quan, mọi việc đều tốt đẹp. Công to đức lớn, trời cho người theo. Nay ta cân nhắc lẽ phải, nên nhường ngôi cho.” (''[[Đại Việt Sử ký Toàn thư]]'', Nhà Xuất bản KHXH 1973 tập 4 tr. 118.)</ref>
 
Những sử thần của nhà Lê trung hưng (cũng là những người đã biên soạn bộ ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' bản bổ sung ở thế kỷ 17) vốn là tâm phúc của các đời chúa Trịnh đồng thời luôn mang cái nhìn thâm thù với triều Mạc (đặc biệt là với người đã sáng lập ra triều đại này), trong đó học giả danh tiếng Lê Quý Đôn cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên họ cũng không "nỡ lòng" loại bỏ một chi tiết lịch sử quan trọng khi Mạc Đăng Dung phế ngôi nhà Lê sơ là "bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung, đến đón vào kinh sư" (''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'', bản bổ sung do nhà Lê–Trịnh sai biên soạn ở thế kỷ 17) hay "lúc này thần dân phần nhiều xu hướng về Đăng Dung, đều ra đón về kinh đô" (''[[Đại Việt thông sử]]'' của [[Lê Quý Đôn]]). Điều này cho thấy Mạc Đăng Dung không chỉ có tài thao lược mà sức thu phục nhân tâm của ông cũng lớn như thế nào nếu so sánh với phản ứng của dân chúng khi [[Hồ Quý Ly]] thế ngôi nhà Trần. Đại bộ phận dân chúng [[Bắc Hà]] trong đó đặc biệt là dân thành [[Thăng Long]] rõ ràng là có phản ứng hoàn toàn tích cực với cuộc đổi ngôi do ông thực hiện nên mới có cuộc tiếp đón Đăng Dung vào kinh thành nhận ngôi vua đến mức trọng thị như ngòi bút của các sử thần nhà Lê-Trịnh đã thuật lại. Điều này khác hẳn ý nghĩa cụm từ "[[thiện nhượng|cướp ngôi]]" thường được dùng về sau bởi những lực lượng chống Mạc để chỉ cuộc đổi ngôi do người [[họ Mạc]] thực hiện. Những người ủng hộ họ Lê cầm quyền có thể không tán thành với cuộc đổi ngôi này nhưng đại bộ phận dân chúng Bắc Hà (dân kinh lộ hay dân trung châu theo cách gọi của người vùng Thanh–Nghệ) có thể đã quá chán nản với tình cảnh chính trị và xã hội Đại Việt trong gần 20 năm cuối thời Lê sơ. Bởi vậy đại bộ phận dân chúng Bắc Hà hưởng ứng một cách gần như đương nhiên mà không có sự chống đối đáng kể nào với cuộc thế ngôi của Mạc Đăng Dung dù trong lòng có thể vẫn không nguôi tiếc nuối một triều đại nhiều công tích do [[Lê Thái Tổ]] và [[Lê Thánh Tông]] góp công dựng lên. Tuy nhiên việc phế bỏ vai trò vương quyền của họ Lê, dòng họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với lịch sử dân tộc, [[cắt đất cầu hòa]], nhận chức An Nam đô thống ti sứ, tức coi Đại Việt như một tỉnh của Trung Quốc, đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích của các sử gia, tri thức [[Việt Nam]] qua các thời kỳ lịch sử.<ref>Bản thân sử gia thời [[Lê sơ]] [[Ngô Sĩ Liên]] trong ''[[Đại Việt sử ký toàn thư]]'' cũng có lời bình: “[[Đinh Tiên Hoàng]] nhân [[nhà Ngô]] đã mất, mười hai sứ quân cát cứ, mất hết kỷ cương, mà dựng nên nước, cũng chưa lấy gì làm khó. [[Nhà Tiền Lê|Nhà Lê]] thay [[Nhà Đinh]], [[Nhà Lý]] thay Nhà Lê, [[Nhà Trần]] thay Nhà Lý đều là nối đời thái bình, nhân lúc suy loạn, lại càng dễ lắm. Nói cho cùng, cũng đều chưa khỏi tiếng cướp ngôi...”</ref><ref>[[Phạm Văn Sơn]] trong ''[[Việt sử toàn thư]]'' ([[1960]]) nhận định:
Dòng 107:
38.</ref>
 
Mạc Đăng Dung là người có sức khỏe. Thời trẻ, ông nhà nghèo làm nghề đánh cá. Thời [[Lê Uy Mục]] tổ chức thi tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã trúng Đô lực sĩ xuất thân (còn được gọi là ''Võ trạng nguyên''), được sung vào đội quân Túc vệ cầm dù theo vua.<ref>[[Lê Quý Đôn]], sách đã dẫn, tr. 254.</ref> Trong hàng ngũ võ quan Nhà Lê, theo sử gia [[Lê Quý Đôn]], Mạc Đăng Dung tỏ ra là người thật thà ngay thẳng. Năm [[1508]] ở tuổi 25, Mạc Đăng Dung được phonggiao làmchức [[Đô Chỉ huy sứ]] vệ ThầnThiên ([[Quan chế nhà Lê sơ|trật chánh tam phẩm]]).<ref>Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr. 255.</ref>
 
Thời bấy giờ, vua Uy Mục để cho họ ngoại lộng hành, lòng dân căm phẫn; lại nghi kị các quan, các tôn thất, nhiều người tự lo cho thân mình, muốn nổi loạn. Năm [[1509]], vua xua đuổi người tôn thất và công thần về xứ [[Thanh Hóa]], viên tướng [[Nguyễn Văn Lang]] đem quân ba phủ khởi binh ở [[Tây Đô]], giữ cửa biển Thần Phù. Người cháu của [[Lê Thánh Tông]], Giản Tu công Lê Oanh bị bắt, trốn ra, chạy đến Thanh Hóa được Nguyễn Văn Lang phò lập làm minh chủ. Quân của Lê Oanh từ Thanh Hóa tiến ra [[Thăng Long]], vua Uy Mục bị thua, uống thuốc độc tự tử, Lê Oanh lên ngôi tức vua [[Lê Tương Dực]]. Sử sách không chép gì về Mạc Đăng Dung trong thời gian này.<ref>Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, tập 3, tóm tắt phần Uy Mục đế.</ref>