Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Messier 87”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 84:
===Lỗ đen siêu khối lượng M87*===
[[File:Black hole - Messier 87 crop max res.jpg|thumb|Hình ảnh của lỗ đen M87 do [[Kính thiên văn Chân trời sự kiện]] chụp lại bằng sóng vô tuyến 1,3 mm. Điểm màu đen ở vùng trung tâm là cái bóng phản chiếu của M87*, lớn hơn so với [[chân trời sự kiện]] của chính nó.|alt=A dark spot surrounded by doughnut shaped orange-yellow ring]]
Lõi của thiên hà chứa một [[lỗ đen siêu khối lượng]], nặng gấp hàng tỉ lần [[Mặt Trời]] mang tên M87*.<ref name=AJL875-1/><ref name="NS-name">{{cite magazine |last=Lu |first=Donna |date=12 tháng 4 năm 2019 |title=How do you name a black hole? It is actually pretty complicated |url=https://www.newscientist.com/article/2199578-how-do-you-name-a-black-hole-it-is-actually-pretty-complicated/ |magazine=New Scientist |location=London |access-date=12 tháng 4 năm 2019 |quote="For the case of M87*, which is the designation of this black hole, a (very nice) name has been proposed, but it has not received an official IAU approval,", says Christensen. ["Đối với trường hợp M87*, tên gọi của lỗ đen này, một cái tên (rất hay) đã được đề xuất, nhưng nó chưa nhận được sự chấp thuận chính thức của [[Liên đoàn Thiên văn Quốc tế|Liên đoàn Thiên văn Quốc tế]]", Christensen nói] |journal= |archive-date=2019-04-12 |archive-url=https://web.archive.org/web/20190412154604/https://www.newscientist.com/article/2199578-how-do-you-name-a-black-hole-it-is-actually-pretty-complicated/ |dead-url=no }}</ref> Ước tính, khối lượng của lỗ đen này rơi vào khoảng {{val|3.5|0.8|e=9}} {{Solar mass|link=yes}}<ref name=jwalsh/> đến {{val|6.6|0.4|e=9}} {{Solar mass}}.<ref name="jwalsh"/> Theo kết quả đo đạc vào năm 2016, khối lượng của nó gần bằng {{val|7,22|0,34|0,40|e=9}} {{Solar mass}}.<ref name="oldham2016" /> Tháng 4 năm 2019, nhờ sự hỗ trợ của [[Kính thiên văn Chân trời sự kiện]], người ta đã tính toán được khối lượng của nó là {{nowrap|(6.5 ± 0.2<sub>stat</sub> ± 0.7<sub>sys</sub>) × 10<sup>9</sup>}} {{Solar mass}}.<ref name="EHT4"/> Đây là một trong những vật thể có [[Danh sách lỗ đen có khối lượng lớn nhất|khối lượng lớn nhất mà con người từng biết đến]]. Xung quanh lỗ đen tồn tại một đĩa khí bị ion hóa, xoay tròn với vận tốc xấp xỉ 1.000 km/s và nằm trong mặt phẳng gần như vuông góc với chùm tia phóng ra từ bên trong.<ref name=apj489/> Chiều dài đường kính tối đa của đĩa khí này là {{Convert|25.000|AU|pc ly e12km}}.<ref name=al37_3_154/> Để tiện so sánh, khoảng cách trung bình từ [[Sao Diêm Vương]] đến Mặt Trời chỉ là {{Convert|39,5|AU|pc e9km}}.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.nasa.gov/audience/forstudents/5-8/features/nasa-knows/what-is-pluto-58.html|tựa đề=What Is Pluto?|tác giả=|họ=|tên=|ngày=2015-08-04|website=[[NASA]]|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20210110124745/https://www.nasa.gov/audience/forstudents/5-8/features/nasa-knows/what-is-pluto-58.html|ngày lưu trữ=2021-01-10|url hỏng=no|ngày truy cập=2020-12-19}}</ref> Bên cạnh đó, cứ mỗi mười năm, khối lượng các chất khí mà hố đen này [[Bồi tụ Bondi|hấp thụ]] đúng bằng khối lượng của toàn bộ Mặt Trời. Nghĩa là, nếu tính cụ thể hơn, bình quân mỗi ngày, M87* hấp thụ một lượng khối lượng gấp 90 lần [[khối lượng Trái Đất]]).<ref name="apj582_1" /> Ngoài ra, bán kính Schwarzschild của M87* có chiều dài {{convert|5,9e-4|pc|ly|abbr=off}}, tức là vào khoảng 120 lần [[Đơn vị thiên văn|khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời]].<ref name=Akiyama2015/>
 
Một nghiên cứu năm 2010 cho rằng M87* đã dịch chuyển ra khỏi trung tâm thiên hà một quãng đường {{Convert|7|pc|abbr=off|spell=in}}.<ref name="apjl717_1_L6" /> Hướng dịch chuyển được xác định là ngược lại với chùm tia phóng ra từ bên trong lỗ đen. Điều này chứng tỏ gia tốc của nó phải bằng với gia tốc của chính chùm tia này. Tuy nhiên, một giả thuyết khác nhận định hiện tượng trên xảy ra do hai lỗ đen siêu khối lượng đang hợp nhất với nhau.<ref name="apjl717_1_L6" /><ref name="sciencenews177_3_9" /> Bất chấp các giả thuyết trên, nghiên cứu tiến hành một năm sau đó lại không tìm thấy số liệu nào chứng tỏ sự dịch chuyển này thực sự tồn tại.<ref name="gebhardt2011" /> Năm 2018, một nghiên cứu được thực hiện dưới sự hỗ trợ của hình ảnh có độ phân giải cao cũng khẳng định rằng độ lệch biểu kiến của M87* so với thiên hà chứa nó chỉ là ảnh hưởng từ những biến đổi tạm thời trong độ sáng của chùm tia chứ không phải do quá trình dịch chuyển.<ref>{{Chú thích tạp chí|last1=López-Navas|first1=E.|last2=Prieto|first2=M. A.|date=2018|title=The photocentre-AGN displacement: is M87 actually harbouring a displaced supermassive black hole?|journal=Monthly Notices of the Royal Astronomical Society|volume=480|issue=3|page=4099|arxiv=1808.04123|bibcode=2018MNRAS.480.4099L|doi=10.1093/mnras/sty2148}}</ref>