Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong tỏa dịch bệnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 18:
 
=== Thời [[Trung Cổ]] và [[Phục Hưng]] ===
Từ năm 1348 đến 1359, [[Cái Chết Đen|Cái chết Đen]] đã quét sạch khoảng 30% dân số [[châu Âu]] và một tỷ lệ đáng kể dân số [[châu Á]]. Một thảm họa như vậy đã khiến các chính phủ thiết lập các biện pháp [[Chính sách ngăn chặn|ngăn chặn]] để xử lý [[dịch bệnh]] tái phát. Các [[bác sĩ]] chưa hề có khái niệm về [[Vi trùng]] hoặc [[Virus]], nhưng họ hiểu rằng giữ cho những người bệnh không tiếp xúc với người lành sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Nó được thành phố cảng Adriatic, nước [[Cộng hòa Ragusa]] (ngày nay là tỉnh [[Dubrovnik]] ở [[Croatia]]) áp dụng, và đó cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện biện pháp cách lỵ<ref name=":0">{{Chú thích web|url=http://antg.cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/Nhin-lai-bai-hoc-cach-ly-de-tranh-dich-benh-lan-truyen-626510/|tựa đề=Nhìn lại bài học cách ly để tránh dịch bệnh lan truyền|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>
 
Ngày 27 tháng 7 năm 1377, Hội đồng thành phố Adriatic ban hành một quy định, nội dung tất cả các [[thủy thủ]] khi cập cảng đều phải đến thẳng đảo Mrkan - một hòn đảo chỉ toàn là đá và không có người ở, hoặc vào thung lũng Cavtat cũng không có người ở và ở đó suốt 30 ngày (một ''trentine)''. Sau thời gian này, nếu không bị hoặc không có những triệu chứng của bệnh [[Dịch hạch]], họ mới được phép vào thành phố. Song song với những việc ấy, Hội đồng thành phố Adriatic còn ban hành lệnh diệt chuột. Tất cả những con chuột sau khi bị giết đều phải gom lại rồi đem đốt. Khi lệnh cách ly ban hành, ngoài dân số sở tại, còn có khoảng 300 [[thủy thủ]] ở các tàu buôn đến từ [[Italy]], [[Slovenia]], [[Croatia]], [[Montenegro]], Albania…[[Albania]]… Khi biến Cavtat thành nơi cách ly, chính quyền Adriatic đã cho dựng một hàng rào nhằm ngăn không cho người ngoài ra vào, đồng thời yêu cầu các thương nhân chở hàng đến [[Cộng hòa Ragusa]] phải đi đường vòng chứ không được phép cắt ngang Cavtat. Để giúp những [[thủy thủ]] bị cách ly có thể sống được, chính quyền thành phố cảng Adriatic đã dựng nhiều căn [[lều]] trên đảo Mrkan và thung lũng Cavtat cùng lương thực là [[lúa mì]], [[muối]], [[quả ô liu]], pho[[phô mai]] [[lạc đà]]... Mỗi căn [[lều]] có từ 2 đến 6 người nếu họ đã nhiễm bệnh hoặc 10 người nếu họ chưa xuất hiện một triệu chứng nào. Người ở [[lều]] này không được phép đi sang [[lều]] khác.<ref name=":0" />
 
Sau này, khi y học đã hiểu rõ cơ chế của [[bệnh dịch hạch]], các nhà sử học nhận định biện pháp cách ly của nước [[Cộng hòa Ragusa]] là một trong những thành tựu cao nhất của y học thời [[trung cổ]]. Nó cho thấy các quan chức ở Ragusa có những hiểu biết đáng kể về thời[[Thời kỳgian ủ bệnh]] mặc dù khi tàu cập cảng, rất nhiều thủy thủ chưa hề có bất kỳ một triệu chứng nào. Kết quả là sau 30 ngày, gần 200 thủy thủ cách ly chết nhưng thành phố cảng Adriatic chỉ có thêm 12 người nhiễm - nói theo ngôn ngữ hiện tại là "nhiễm nội địa" chứ không phải "nhiễm ngoại nhập". Bên cạnh đó, nước [[Cộng hòa Ragusa]] còn thành lập một bệnh viện điều trị bệnh dịch hạch đặt trên đảo Mljet. Đây là cơ sở y tế đầu tiên trên thế giới chuyên sâu về một bệnh, do nhà nước tài trợ kinh phí, mở đường cho các bệnh viện khác cùng loại trên khắp châu Âu về sau.<ref name=":0" />
 
[[Italy]] là quốc gia tiếp thu ngay lập tức phương pháp cách ly 4030 ngày của nước [[Cộng hòa Ragusa]], khởi đầu là thị trấn [[Ferrara]] ở miền bắc rồi tiếp theo là thành phố cảng [[Venice]]. [[Cộng hòa Venezia|Venice]] đã đi đầu trong các biện pháp để kiểm tra sự lây lan của bệnh dịch hạch bằng việc bổ nhiệm ba lãnh đạo chuyên bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong những năm đầu tiên của Cái chết đen.<ref>[https://vtuhr.org/articles/10.21061/vtuhr.v2i0.16/ Drews, K., 2013. A Brief History of Quarantine. The Virginia Tech Undergraduate Historical Review, 2.] ''vtuhr.org'', accessed ngày 2 tháng 2 năm 2020</ref> Năm 1448, Thượng viện Venice đã kéo dài thời gian chờ đợi lên 40 ngày, do đó khai sinh ra thuật ngữ "quarantine".<ref name="origin">{{Chú thích tạp chí|last=Sehdev, Paul S.|year=2002|title=The Origin of Quarantine|journal=Clinical Infectious Diseases|volume=35|issue=9|pages=1071–1072|doi=10.1086/344062|pmid=12398064}}</ref> Từ "quarantine" trong [[Tiếng Anh]] bắt nguồn từ hình thức phương ngữ [[tiếng Veneto]] của từ ''quaranta giorni'', có nghĩa là "bốn mươi ngày". Điều này là do việc phong tỏa bắt buộc trong vòng 40 ngày của tàu và người dân được thực hành như một biện pháp phòng chống dịch bệnh liên quan đến [[Dịch hạch|bệnh dịch hạch]]<ref>The Journal of Sociologic Medicine- Volume 17</ref>.
 
Thành công của thị trấn Ferara và thành phố Milan trở thành mô hình cho tất cả các thành phố, thị trấn, làng mạc ở khắp đất nước Italy noi theo. Cũng từ đó, chữ "quarantine - kiểm dịch" trở nên phổ biến, phát xuất từ chữ "quarantino" trong tiếng Italy có nghĩa là 40 (cách ly 40 ngày). Và cũng như nước [[Cộng hòa RagusanRagusa]], thành phố cảng [[Venice, Italy]], ngoài việc tiến hành các biện pháp cách ly giữa người bệnh và người lành, chính quyền thành phố còn xây dựng bệnh viện bệnh dịch hạch mang tên Santa Maria di Nazareth gồm 2 chức năng: Trung tâm điều trị và Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, cơ chế hoạt động chẳng khác gì bây giờ. Với những người đã bộc phát các triệu chứng của bệnh dịch hạch, họ được đưa vào trung tâm điều trị và được chữa bằng các loại thuốc - bao gồm cả nọc rắn đuôi chuông, nọc bọ cạp; còn những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân nhưng chưa xuất hiện triệu chứng, họ được chuyển vào Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và bị cô lập hoàn toàn để theo dõi. Hàng ngày tất cả đều được nhận những loại thực phẩm tươi sống mà không phải trả tiền.<ref name=":0" />
 
Việc kiểm dịch kéo dài bốn mươi40 ngày đã chứng tỏ là một công thức hiệu quả để xử lý các đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Theo ước tính hiện tại, bệnh dịch hạch có thời gian 37 ngày từ khi nhiễm bệnh đến khi chết; do đó, việc cách ly 40 ngày tại [[châu Âu]] tỏ ra rất hiệu quả trong việc xác định sức khỏe của thủy thủ đoàn từ các tàu buôn bán và chở hàng tiếp tế tiềm năng.<ref>Susan Scott and Christopher Duncan, ''Biology of Plagues: Evidence from Historical Populations,'' Cambridge, United Kingdom: Cambridge University Press, 2001</ref>
 
Thế giới đã sao chép mô hình thực hành cách ly này trước và sau sự tàn phá của bệnh dịch hạch. Những người mắc [[Phong cùi|bệnh phong]] bị cách ly khỏi xã hội từ lâu và các nỗ lực đã được thực hiện để kiểm tra sự lây lan của [[Giang mai|bệnh giang mai]] ở Bắc Âu sau năm 1492, sự xuất hiện của [[Sốt vàng|bệnh sốt vàng]] ở Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19 và sự xuất hiện của [[Bệnh tả|bệnh dịch tả]] Asiatic năm 1831.