Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp định sơ bộ Pháp – Việt (1946)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tan rã: sửa lại diễn đạt của câu văn
→‎Đánh giá của các bên có liên quan: sửa diễn đạt câu văn
Dòng 57:
Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] rời khỏi Việt Nam.<ref name="Currey"/> Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] và do bất đồng về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946|Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt]] mùng 6 tháng 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.{{fact|date=7-2014}} Lãnh tụ đảng Việt Cách là [[Nguyễn Hải Thần]] và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như [[Nguyễn Tường Tam]], [[Vũ Hồng Khanh]] và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ<ref name="vonguyengiap2">Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập Hồi ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 290</ref>. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia [[Hội nghị Đà Lạt 1946|Hội nghị trù bị tại Đà Lạt]], nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi Ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 274</ref>, sau đó cũng không tham gia [[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]], cuối cùng rời bỏ chính phủ.<ref name="NTB">[http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=c6j6GAnIk1u39gHBrZ4ou5OJb8b4i3nB&ssid=3300 Việt Nam, một thế kỷ qua, Nguyễn Tường Bách], Nhà xuất bản Thạch Ngữ, California, 1998</ref> Tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài.<ref>[http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/bng_vietnam/nr050225105543/nr050225105648/nr050302090431/ns050302091503/view Bộ trưởng Nguyễn Tường Tam, Trang web Bộ Ngoại giao]{{Liên kết hỏng|url=}}</ref> Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như [[Nguyễn Hải Thần]], [[Nguyễn Tường Tam]], [[Vũ Hồng Khanh]] rời bỏ chính phủ và đi sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái thân Trung Hoa tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] là biểu tượng.
 
Trong lúc đó, [[Võ Nguyên Giáp]] nhanh từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái thân Trung Hoa như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist ủng hộ Pháp, lực lượng chính trị Công giáo thân Pháp,... Ngày 19/6/1946, [[Báo Cứu Quốc]] của Tổng bộ [[Việt Minh]] đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "''bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3''". Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập là [[vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông Giáp cũng sử dụng các sĩ quan Nhật Bản trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.<ref name="Currey">Chiến thắng bằng mọi giá, trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà xuất bản Thế giới, 2013</ref>
 
Để thương thảo nhằm thực hiện tạm ước 6/3, Hồ Chí Minh dẫn một đoàn đại biểu sang Pháp nhưng khi đoàn tới nơi, chính phủ Pháp vừa đổ và phải mất hàng tuần cho một chính phủ mới ra đời. Cùng thời gian đó, hôm 1/6, sau khi Hồ Chí Minh lên đường sang Paris, cao ủy Pháp d’Argenlieu đã phá tan những gì Sainteny vừa đạt được. Ông tad’Argenlieu ra tuyên bố tại Sài Gòn về một [[Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ]] ly khai khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa... Với một chính thể phụ thuộc vào Pháp như vậy, đã không còn chỗ cho một cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý dân ở Nam Bộ. Hồ Chí Minh tức giận nói với Salan, người tháp tùng ông sang Pháp: ''“Các người vừa ngụy tạo ra một "Alsace – Lorraine" và chúng ta đã bị đẩy vào "Cuộc chiến tranh trăm năm"''
 
==Đánh giá của các bên có liên quan==