Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Schutzstaffel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 47:
}}
 
'''''Schutzstaffel''''' ('''SS'''; cách điệu hóa bằng [[chữ Rune]] Armanen là <abbr title="Tại Đức ngày nay, ký hiệu ᛋᛋ được xem là công cụ tuyên truyền phản hiến pháp và bị cấm sử dụng công khai theo điều 86, đoạn 1, số 1, Luật hình sự (StGB)">''ᛋᛋ''</abbr>; {{IPA-de|ˈʃʊtsˌʃtafl̩|-|De-Schutzstaffel.ogg}}, nghĩa "đội cận vệ") là một tổ chức [[bán quân sự]] dưới trướng [[Adolf Hitler]] và [[Đảng Quốc xã]] (NSDAP), hoạt động tại Đức dưới thời [[Cộng hòa Weimar]] và [[Đức Quốc xã|Đệ Tam Đế chế]] cũng như trên khắp [[Châu Âu bị Đức chiếm đóng|các vùng lãnh thổ châu Âu bị Đức chiếm đóng]] trong [[Thế chiến tranh thế giới thứ hai]]. SS khởi nguyên là một đơn vị lính gác nhỏ mang tên ''Saal-Schutz'' (An ninh hội trường) gồm các tình nguyện viên thực hiện công tác giữ gìn an ninh cho các cuộc họp đảng ở [[München]]. Năm 1925, [[Heinrich Himmler]] gia nhập đơn vị mà khi ấy đã được cải tổ và đổi tên thành ''Schutzstaffel''. Dưới sự lãnh đạo của Himmler, SS đã phát triển từ một đội hình bán quân sự nhỏ thành một trong những tổ chức thế lực nhất tại Đức Quốc . Kể từ ngày đầu Đảng Quốc xã lên nắm quyền cho đến khi sụp đổ vào năm 1945, SS là cơ quan quan trọng nhất về an ninh, giám sát và khủng bố ở Đức cũng như tại các vùng đất ở châu Âu bị nước này chiếm đóng.
 
''Schutzstaffel'' được cấu thành từ hai nhóm chính là ''[[Allgemeine SS]]'' (SS Tổng quát) và [[Waffen-SS]] (SS Vũ trang). ''Allgemeine SS'' đảm nhiệm thực thi chính sách chủng tộc của Đức Quốc xã và giữ gìn trật tự chung, còn Waffen-SS bao hàm những đơn vị chiến đấu trong quân đội Đức Quốc xã. Bộ phận thứ ba của SS là ''SS-Totenkopfverbände'' (SS-TV; "đơn vị [[Totenkopf|Đầu lâu]]"{{sfn|McNab|2009|p=137}}) điều hành các [[trại tập trung]] và [[trại hành quyết]]. Các phân nhóm bổ sung của SS bao gồm [[Gestapo]] và ''[[Sicherheitsdienst]]'' (SD) đảm trách truy lùng những kẻ thù thực sự và tiềm ẩn của nhà nước, dập tắt mọi hành vi chống đối, giám sát lòng thành của nhân dân với ý thức hệ cũng như cung cấp thông tin tình báo trong và ngoài nước.
Dòng 95:
Áp dụng khủng bố và bạo lực làm giải pháp cho các vấn đề chính trị và quân sự là một phần của đường lối hoạt động SS.{{sfn|Langerbein|2003|p=21}} Tổ chức này đề cao lòng trung thành tuyệt đối và sự chấp hành mệnh lệnh cho đến chết. Dựa vào đó, Hitler khai thác SS như một công cụ hữu hiệu để xúc tiến mục tiêu của đảng lẫn mục tiêu cá nhân. SS được giao trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ tàn độc, hoạt động phi pháp cùng tội ác chiến tranh. Himmler từng viết rằng một thành viên SS "không do dự một nháy mắt, chấp hành mà không cần suy nghĩ" mọi mệnh lệnh từ Führer.{{sfn|Himmler|1936|p=134}} Khẩu hiệu chính thức của họ là ''"[[Meine Ehre heißt Treue]]"'' (danh dự của tôi là lòng trung thành).{{sfn|Weale|2012|pp=60–61}}
 
Là một phần của các nhiệm vụ liên quan tới vấn đề chủng tộc trong chiến tranh thế giới thứ hai, SS giám sát hoạt động cách ly và di dời [[người Do Thái]] trên các lãnh thổ bị chinh phạt. SS chiếm hữu tài sản và đày ải dân Do Thái đến các [[trại tập trung]] và [[ghetto]] – nơi họ bị buộc phải [[lao động khổ sai]] hoặc bị giết ngay lập tức.{{sfn|Jacobsen|1999|pp=82, 93}} Được lựa chọn để thực hiện ''[[Giải pháp cuối cùng|Endlösung]]'' (giải pháp cuối cùng), SS được xem là thủ phạm số một chịu trách nhiệm về việc giết hại và diệt chủng từ 15 tới 20 triệu người trong cuộc diệt chủng [[Holocaust]], bao gồm khoảng 5.2{{sfn|Rummel|1992|pp=12–13}} đến 6 triệu{{sfn|Evans|2008|p=318}} người Do Thái và 10.5 triệu [[người Slav]].{{sfn|Rummel|1992|pp=12–13}} Một số lượng nạn nhân đáng kể là người thuộc những nhóm sắc tộc khác như 258.000 [[người Di-gan]].{{sfn|Rummel|1992|pp=12–13}} Ngoài ra, SS tham gia giết hại, loại trừ những thành phần dân chúng bao gồm người tâm thần, tàn tật, đồng tính, bất đồng chính kiến vốn được xem là mối đe dọa đến [[Thuyết ưu sinh Đức Quốc Xã|tính ưu việt của chủng tộc Arya]] hay ý thức hệ của đảng. Thành viên của các tổ chức công đoàn và những người được coi là có liên kết với các nhóm phản động (tôn giáo, chính trị, xã hội…), hay những người bị xem là không phù hợp đã bị vây bắt số lượng lớn; những người này gồm giáo sĩ thuộc mọi tôn giáo, [[Nhân chứng Jehovah|tín đồ Nhân chứng Jehovah]], [[Hội Tam Điểm|hội viên Hội Tam Điểm]], [[Cộng sản|người Cộng sản]] và thành viên [[Rotary International|Rotary Club]].{{sfn|Rummel|1992|p=12}} Theo phán quyết đưa ra tại [[tòa án Nürnberg]] cùng nhiều phiên điều tra và xét xử tiến hành sau đó, đa phần [[tội ác chiến tranh]] của Đức Quốc là do SS gây ra. Đặc biệt SS cũng là tổ chức chủ đạo thực hiện Holocaust.{{sfn|Tòa án Quân sự Quốc tế|1946}}
 
== Nước Đức thời tiền chiến ==
Dòng 107:
Sự kiện Himmler tiếp quản Gestapo là tiền đề cho ''[[đêm của những con dao dài|Nacht der langen Messer]]'' (đêm của những con dao dài), vụ bắt giữ và hành hình số đông lãnh đạo SA mà chủ yếu do SS và Gestapo thực hiện.{{sfn|Hildebrand|1984|pp=13–14}} Vào ngày 20 tháng 7 năm 1934, khi mà SA không còn là một thế lực sau cuộc thanh trừng, Hitler chính thức tách SS ra khỏi SA. SS trở thành một đội quân ưu tú độc lập của Đảng Quốc xã, chỉ tuân theo mệnh lệnh của Hitler. Giờ đây, quân hàm ''Reichsführer-SS'' của Himmler trở thành cấp bậc thực tế của ông ta. Đây đồng thời là cấp bậc cao nhất trong SS, tương đương với cấp bậc thống chế trong quân đội (cấp bậc trước đây của ông là ''Obergruppenführer'').{{sfn|Kershaw|2008|pp=313, 316}} Khi địa vị và quyền hạn của Himmler ngày càng tăng, thì cấp bậc của ông cũng tăng theo.{{sfn|McNab|2009|pp=9, 17, 26–27, 30, 46–47}}
 
Vào ngày 17 tháng 6 năm 1936, toàn bộ lực lượng cảnh sát ở Đức chịu sự cai quản của Himmler và SS.{{sfn|Buchheim|1968|p=157}} Vì lẽ đó nên Himmler và Heydrich trở thành hai trong số những nhân vật quyền lực nhất trong chính quyền Quốc xã.{{sfn|Reitlinger|1989|p=90}} Lực lượng cảnh sát và tình báo do họ kiểm soát hành chính bao gồm SD, Gestapo, ''[[Kriminalpolizei]]'' (Kripo; cảnh sát hình sự), và ''[[Ordnungspolizei]]'' (Orpo; cảnh sát trật tự{{sfn|Shirer|2018|p=78}} hay cảnh sát mặc đồng phục thường).{{sfn|Dear|Foot|1995|pp=814–815}} Trên cương vị là chỉ huy lực lượng cảnh sát, Himmler trên danh nghĩa là cấp dưới của Bộ trưởng Nội vụ [[Wilhelm Frick]]. Tuy vậy, do SS chỉ tuân thủ mệnh lệnh của Hitler nên sự hợp nhất ''trên thực tế'' giữa SS và cảnh sát khiến lực lượng cảnh sát không nằm trong phạm vi kiểm soát của Frick.{{sfn|Williams|2001|p=77}}{{sfn|Longerich|2012|p=204}} Vào tháng 9 năm 1939, các cơ quan an ninh và cảnh sát, bao gồm ''Sicherheitspolizei'' (SiPo; cảnh sát an ninh) và SD (nhưng không phải Orpo) hợp nhất tạo thành ''Reichssicherheitshauptamt'' (RSHA, Cơ quan an ninh trung ương) do Heydrich đứng đầu.{{sfn|Longerich|2012|p=470}} Chính điều này đã góp phần làm tăng sức mạnh tập thể của SS.{{sfn|Hein|2015|pp=70–71}}
 
Trong ''[[Kristallnacht]]'' (9–10 tháng 11 năm 1938), các bộ phận an ninh SS như Gestapo, SD, Kripo, SiPo và lực lượng cảnh sát chính quy đã đã bí mật phối hợp để đảm bảo việc nhà ở và các cơ sở kinh doanh của người Do Thái vẫn nguyên vẹn để sung công, trong khi các giáo đường và những trung tâm hội họp của họ phải bị phá hủy.{{sfn|Read|2005|pp=512–514}} Trong đêm hôm đó, một lực lượng đông đảo mà đa phần là thành viên SA, đã tham gia phá hoại và cướp bóc hàng nghìn cơ sở kinh doanh, nhà cửa và nghĩa địa Do Thái. Khoảng 500 đến 1.000 giáo đường bị đốt phá.{{sfn|Evans|2005|p=584}} Vào ngày 11 tháng 11, Heydrich báo cáo có 36 người chết trong sự kiện đêm hôm đó. Tuy nhiên, những ước định sau này đưa ra số người thiệt mạng là 2.000.{{sfn|Read|2005|p=515}}{{sfn|Evans|2005|p=590}} Theo lệnh của Hitler, khoảng 30.000 người Do Thái đã bị bắt và áp giải đến các trại tập trung vào ngày 16 tháng 11.{{sfn|Evans|2005|p=591}} Có tới 2.500 người trong số này đã chết trong những tháng tiếp đó.{{sfn|Read|2005|p=515}} Chính tại thời điểm này, nhà nước SS đã khởi động gắt gao chiến dịch khủng bố nhằm vào các đối thủ chính trị và tôn giáo, bỏ tù bất kỳ ai bị nghi ngờ không thông qua xét xử hay giám sát tư pháp vì mục đích "an ninh, cải tạo hoặc phòng ngừa".{{sfn|Hildebrand|1984|pp=61–62}}{{sfn|Weale|2010|p=85}}
Dòng 133:
== SS trong chiến tranh thế giới thứ hai ==
 
Vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, SS hợp nhất thành hình hài cuối cùng, cấu thành từ ba tổ chức chính là ''Allgemeine SS'' (SS Tổng quát){{sfn|Shirer|2018|p=77}}, ''SS-Totenkopfverbände'' và [[Waffen-SS]] (SS Vũ trang){{sfn|Shirer|2018|p=78}}. Lực lượng vũ trang SS được thành lập năm 1934 dưới cái tên ''[[SS-Verfügungstruppe]]'' (SS-VT), đến năm 1940 thì đổi tên thành Waffen-SS.{{sfn|Stein|2002|p=23}}{{sfn|Flaherty|2004|p=156}} Trong quá trình của cuộc chiến, Waffen-SS đã phát triển thành đội quân thứ hai của Đức, hoạt động song song cùng ''[[Wehrmacht]]'', đặc biệt là với ''[[Lục quân Đức Quốc xã|Heer]]'' (lụcLục quân Đức)]].{{sfn|Stein|2002|pp=285–287}} Tuy nhiên, đơn vị này chưa từng được hoàn toàn độc lập tác chiến hay được xem là "địch thủ đáng gờm" của quân đội Đức. Thành viên SS không thể gia nhập hàng ngũ [[Bộ Tư lệnh Tối cao Wehrmacht|Bộ Tư lệnh Tối cao Đức]] và SS buộc phải phụ thuộc vào quân đội để trang bị những loại vũ khí hạng nặng.{{sfn|Stein|2002|pp=18, 287}} Dù cấp hàm SS nhìn chung có sự tương đương với những binh chủng khác, tên quân hàm trong hệ thống quân hàm của SS không sao chép các nhánh của ''Wehrmacht''. Thay vào đó, quân hàm của SS được phỏng theo hệ thống do ''Freikorps'' và SA thiết lập sau [[chiến tranh thế giới thứ nhất]]. Đây là một cách để nhấn mạnh rằng SS độc lập với ''Wehrmacht''.{{sfn|Mollo|1991|pp=1–3}}
 
=== Cuộc xâm lược Ba Lan ===