Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Messier 87”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 40:
 
===Nghiên cứu hiện đại===
Năm 1947, các nhà khoa học phát hiện một nguồn [[Thiên văn vô tuyến|sóng vô tuyến]] nổi bật mang tên Xử Nữ A nằm trùng khớp với vị trí của M87.<ref name="ajsra3" /> Nguồn sóng sau đó được xác nhận bắt nguồn từ chính là thiên hà này vào năm 1953. Giả thuyết cho rằng nguồn sóng ấy có nguồn gốc từ [[chùm tia tương đối tính]] trồiphóng ra từ lõi thiên hà. Theo đó, chùm tia trên rời nhân thiên hà tại [[Góc vị trí|vị trí]] 260°, [[Cự ly góc|kéo dài một khoảng]] 20[[Phút (góc)|"]] và [[Khoảng cách góc|mở rộng ra]] 2"<!--context: what distances in parsecs do these angles represent at the distance of M87?-->.<ref name="apj119"/> Từ năm 1969 đến năm 1970, người ta còn phát hiện thêm một nguồn phát xạ sóng vô tuyến mạnh, gần như thẳng hàng với nguồn sáng của chùm tia.<ref name="mnras170"/> Năm 1966, 150 tên lửa [[Aerobee]] của [[Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ|Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ]] đã tìm ra tia Xử Nữ X-1, nguồn tia X đầu tiên trong chòm sao này.<ref name="HEASARC1965" /><ref name="charles95" /> Đến ngày 7 tháng 7 năm 1967, các tên lửa Aerobee xuất phát từ Bãi thử nghiệm tên lửa White Sands tiếp tục mang về thêm bằng chứng cho thấy nguồn tia Xử Nữ X-1 chính là thiên hà vô tuyến M87.<ref name="bradt68" /> Những quan sát sau đó về tia X do hai vệ tinh là [[High Energy Astronomy Observatory 1|HEAO 1]] và [[Vệ tinh quan sát Einstein|Einstein]] thực hiện đều cho thấy rằng có một nguồn sóng phức tạp đến từ nhân thiên hà hoạt động của M87.<ref name="apj262" /> Mặc dù vậy, lượng tia X phát xạ tập trung ở vùng trung tâm thiên hà này thực tế rất ít.<ref name="mnras170" />
 
M87 là một địa điểm thử nghiệm lý tưởng cho các phương pháp đo khối lượng của những lỗ đen siêu trọng ở trung tâm các thiên hà. Năm 1978, khi xây dựng mô hình [[động lực học sao|chuyển động của các ngôi sao]] và sự phân bố khối lượng trong M87, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khối lượng của vùng trung tâm thiên hà M87 có độ lớn gấp 5 tỷ lần Mặt Trời.<ref name="Sargent1978" /> Đến năm 1993, với mục đích hiệu chỉnh [[cầu sai]] trên [[Kính viễn vọng không gian Hubble]], người ta tiến hành lắp đặt một thiết bị có tên gọi là [[COSTAR]]. Tiếp sau đó, để kiểm tra hiệu năng kỹ thuật của các thiết bị sau quá trình sửa chữa trên kính thiên văn này, các nhà khoa học đã dùng [[máy quang phổ đối tượng mờ]] (FOS) để đo [[vận tốc góc]] của [[đĩa bồi tụ|đĩa khí bị ion hoá]] tại trung tâm thiên hà M87, như một "quan sát công bố sớm". Kết quả vượt ngoài mong đợi khi dữ liệu ghi trên máy quang phổ đã chỉ ra rằng có đến 70% khả năng tồn tại một lỗ đen, với khối lượng gấp 2,4 tỷ lần Mặt Trời nằm tại trung tâm thiên hà này.<ref name="Harms1994" />