Khác biệt giữa bản sửa đổi của “AC Milan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Scip. (thảo luận | đóng góp)
+
Dòng 134:
 
=== 2001-2009: Trở lại đỉnh cao Châu Âu cùng Carlo Ancelotti ===
[[Tập tin:CarloancelottiCarlo Ancelotti 2016 (cropped).jpg|upright|thumb|left|[[Carlo Ancelotti]].]]
 
Hai mùa bóng tiếp theo không có danh hiệu đã khiến Zaccheroni mất chức, thay thế ông lần lượt là các huấn luyện viên tạm quyền [[Cesare Maldini]] và [[Mauro Tassotti]] trước khi huấn luyện viên người [[Thổ Nhĩ Kỳ]] [[Fatih Terim]] đảm nhiệm cương vị này vào đầu mùa bóng 2001-02. Những trận đấu không thành công liên tiếp đã khiến Terim nhanh chóng mất chức, lần này người được Berlusconi mời về làm huấn luyện viên cho A.C. Milan là [[Carlo Ancelotti]], người từng giành Cúp C1 với đội bóng khi còn là tiền vệ trụ tại đây.
Dòng 142:
Ở mùa giải thứ hai dẫn dắt đội bóng, Ancelotti mới đem lại thành công cho Milan. Mặc dù ông không giúp cho câu lạc bộ AC Milan giành được Scudetto, nhưng đổi lại Ancelotti đã mang về phòng truyền thống của câu lạc bộ 1 chức vô địch Cúp quốc gia Ý và đặc biệt là chức vô địch châu Âu lần thứ 6 sau hơn 10 năm chờ đợi. Để được tham gia vào vòng bảng Champions League năm đó, AC Milan phải tham dự một trận đấu Play-off với câu lạc bộ của Séc, Slovan Liberec. Nhờ vào sự tỏa sáng của tiền đạo [[Filippo Inzaghi]], Milan mới có thể góp mặt ở giải đấu danh giá nhất Châu Âu, tuy nhiên đó không phải là chiến thắng thuyết phục bởi họ đã hòa 2-2 và chỉ có thể đi tiếp nhờ luật bàn thắng trên sân khách khi thắng 1-0 trên sân nhà và thua 1-2 trên sân khách. Sau đó AC Milan đã vượt qua vòng bảng với vị trí nhất bảng đấu. Ở vòng bảng thứ 2, họ lại đứng vị trí nhất bảng mặc dù phải xếp chung cùng [[Real Madrid]]. Milan sau đó đã vượt qua [[Ajax Amsterdam]] với tổng tỉ số 3-2, và câu lạc bộ cùng thành phố [[Inter Milan]] nhờ luật bàn thắng trên sân khách trước khi gặp Juventus tại trận chung kết trên sân [[Old Trafford]]. Tại trận đấu ấy, 2 đội đã hòa nhau 0-0 và trong loạt sút luân lưu, AC Milan đã là đội giành chiến thắng với pha đá quyết định của tiền đạo Andriy Shevchenko, mang chức vô địch châu Âu về thành phố Milan.<ref name=zonal>{{chú thích báo|url=http://www.zonalmarking.net/2010/01/22/teams-of-the-decade-14-milan-2002-07/|title=Teams of the Decade #14: Milan 2002–07|date=ngày 22 tháng 1 năm 2010|accessdate=ngày 7 tháng 6 năm 2013|work=Zonal Marking}}</ref> Còn tại Cúp quốc Gia, Milan đã gặp AS Roma tại trận chung kết. Ở chung kết lượt đi, Milan đã đánh bại đội bóng thủ đô ngay tại Roma với tỉ số đậm 4-1 vào sau đó cầm hòa 2-2 tại San Siro.
 
[[Tập tin:Andrea PirloAPirlo.jpg|thumb|left|upright|Tiền vệ Pirlo, chìa khóa Ancelotti.]]
Thành công tại Champions League năm 2003 của Milan được nối tiếp bằng chiến thắng 1-0 tại Siêu Cúp châu Âu trước câu lạc bộ Porto. Tuy nhiên Milan đã mở đầu một mùa giải quốc nội 2003-04 bằng thất bại trước Juventus tại trận tranh Siêu Cúp Ý. Hai đội đã hòa nhau 1-1, và Milan đã thất bại 3-5 trong loạt sút luân lưu. Sau đó vào cuối năm 2003, Milan cũng không thể đem về thêm một danh hiệu quốc tế nào nữa trong năm khi họ để thua câu lạc bộ Boca Junior của Argentina tại trận chung kết Cúp Liên Lục Địa. Còn tại Cúp quốc Gia, AC Milan đã trở thành cựu vương khi thảm bại trước Lazio với tổng tỉ số 1-6 khi thua 1-2 trên sân nhà và 0-4 tại Roma. Một giải đấu khác khi họ tham dự với tư cách đương kim vô địch là Champions League, nhưng cũng phải rời giải. Milan đã vào vòng tứ kết gặp Deportivo của Tây Ban Nha. Tưởng rằng đội bóng của Ancelotti sẽ dễ dàng đi đến trận bán kết sau khi đã đè bẹp đối thủ này 4-1 tại San Siro, nhưng bất ngờ đã xảy ra khi đội bóng áo đỏ đen thúc thủ 0-4 trên sân Deportivo, qua đó trở thành cựu vương. Danh hiệu duy nhất mà Milan có được mùa giải này là Scudetto lần thứ 17. Mặc dù đã trở thành cựu vương tại những giải đấu họ vô địch mùa trước, nhưng với danh hiệu Scudetto, Ancelotti đã cứu Milan thoát khỏi một mùa giải tệ hại và trắng tay.
 
Dòng 279:
 
=== Sân nhà ===
[[Tập tin:SanStadio siro Stadium, Milan, Italy - panoramioMeazza.jpg|nhỏ|left|Bên ngoài sân vận động.]]
Sân vận động mà Milan thi đấu được gọi là '''[[San Siro|Stadio Giuseppe Meazza]]''', cũng được biết đến với tên '''San Siro''' (sân này ở trong quận "San Siro"). Sân được xây dựng vào tháng 12 năm 1925 theo mong muốn của Piero Pirelli, chủ tịch AC Milan. Sân được khánh thành vào ngày 19 tháng 9 sau 1 năm khởi công, và mở màn là 1 trận Derby Milano, trận đấu đã kết thúc với tỷ số 6-3 nghiêng về Milan. Hội đồng thành phố Milan mua lại SVĐ vào năm 1935, và 4 năm sau nó được nâng cấp thêm 15.000 chỗ ngồi. Đội tuyển Anh là những khách mời danh dự cho buổi ra mắt sân sau khi sửa chữa vào ngày 13/5/1939.
 
Trước đây nó chỉ được biết đến với cái tên San Siro, tên mới được đặt vào năm [[1980]] sau khi [[Giuseppe Meazza]] qua đời. Meazza là một cầu thủ nổi tiếng của Internazionale trong [[thập niên 1930]] và cũng đã từng thi đấu cho A.C. Milan trong một thời gian ngắn. Với vai trò là một cầu thủ, ông đã giành hai chức vô địch [[Giải vô địch bóng đá thế giới|World Cup]] khi khoác áo tuyển Ý (vào các năm [[1934]] và [[1938]]), cùng với Giovanni Ferrari trở thành một trong hai cầu thủ [[Ý]] duy nhất đoạt chức vô địch [[Giải vô địch bóng đá thế giới|FIFA World Cup]] hai lần. Ông nhận được sự tôn kính của những ''Interisti'' (người hâm mộ Inter) và rất được kính trọng bởi một trong những sân vận động nổi tiếng nhất trên thế giới mang tên ông. Vào năm 1955, sân được mở rộng lên đến 50,000 chỗ ngồi, hiện nay sân có sức chứa 80,074 chỗ và là sân nhà của cả Internazionale và A.C. Milan.
 
[[Tập tin:AC Milan dressing room (2018).jpg|nhỏ|left|Bên trong phòng thay đồ.]]
Inter trở thành đồng sở hữu sân với Milan vào năm 1947, và hai đội vẫn chung “nhà” kể từ đó cho tới nay. Một thập kỷ sau ngày Nerazzurri giành nửa quyền sở hữu San Siro, các bộ đèn pha được lắp đặt để phục vụ các trận đấu thuộc đấu trường châu Âu. Một số trận đấu, người ta thống kê có tới 100.000 đèn pha được sử dụng. Trước đó, dưới thời Ambrosiana-Inter, đội có sân nhà là sân Arena Civica, với sức chứa 30.000 chỗ. Cấu trúc của SVĐ ngày nay đã được làm mới. Để chuẩn bị cho World Cup 1990, tầng 3 khán đài đã được xây thêm, nâng tổng sức chứa của sân lên 87.500 chỗ, đồng thời tất cả khán đài được lắp ghế. 11 tòa tháp bên ngoài sân được bổ sung năm 1987, 4 trong số đó nằm ở 4 góc để nâng đỡ mái che. Tuy nhiên, do kể từ đó tới nay Giuseppe Meazza chưa nhận được sự đầu tư nào đáng kể, sân đã bắt đầu xuống cấp. Milan tính toán rằng 60% những chấn thương của mùa 2011/12 đến từ những trận đấu tại đây, buộc họ tính tới phương án thay mặt sân. Inter đồng ý, và rồi công ty Desso của Hà Lan được thuê để phủ một lớp cỏ mới lên sân, vào tháng 6 năm 2012. Công đoạn này khiến 2 đội bóng tốn 200.000 bảng.
 
Dòng 350:
 
==== Cạnh tranh với Juventus ====
[[Tập tin:MilanEdgar vsDavids (Juventus F.C., 20no. September26) 2014,clashing Seriewith Gennaro Gattuso (A.C. Milan) - 20030528.jpg|thumb|upright|right|Một trân đấu giữa Milan và Juve năm 20142003]]
Ngoài những trận đấu Derby nội bộ thành Milan, CLB AC Milan cũng có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với [[Juventus F.C.|Juventus]]. Tuy nhiên khác hẳn với trận Derby d'Italia giữa Juve cùng với đối thủ cùng thành phố Milan là Inter, thì những trận đấu giữa Juve và Milan có phần nhẹ nhàng và ít khốc liệt hơn.