Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Xuân Lộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 91:
Tại vòng ngoài, Ở hướng quốc lộ 20, Sư đoàn 6 tấn công vào các vị trí chốt giữ của Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa, diệt được 5 chốt trên đoạn đường từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, Trung đoàn 52 phải bỏ Túc Trưng kéo về giữ ngã ba Dầu Giây. Ở hướng Quốc lộ 1, phía đông nam thị xã, Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) và Trung đoàn 270 (Sư đoàn 341) [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đánh bại hai tiểu đoàn [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng Hòa]], diệt 7 xe tăng của chiến đoàn 43, 48 (Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng hòa) từ Tân Phong và Núi Thị vào cứu viện. Các trục lộ chính phía bắc Xuân Lộc đều bị cắt đứt, tuyến phòng thủ ngoại ô thị xã tan vỡ, toàn bộ lực lượng Việt Nam Cộng hòa rút vào trong thị xã Xuân Lộc để cố thủ.
 
Sáng ngày 10 tháng 4, đúng 5 giờ 30, quân [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] lại pháo kích các mục tiêu trong thị xã. Sau trận pháo kích, Trung đoàn 141 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] (lực lượng dự bị của Sư đoàn 7), cùng một tiểu đoàn cao xạ 37 ly và một tiểu đoàn 57 ly, được tăng cường đột phá từ hướng bắc xuống phối hợp với Trung đoàn 165 Sư đoàn 7 tiếp tục tấn công vào căn cứ Sư đoàn 18. Tuy nhiên, do bị phản kích quyết liệt cùng với hỏa lực mạnh của quân[[Quân Sàilực GònViệt Nam Cộng hòa]] nên toàn bộ quân [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] cũng không đạt được mục tiêu.
 
Bước sang ngày thứ ba, 11 tháng 4, 7 giờ, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] pháo kích trong 70 phút rồi bắt đầu tấn công. Dưới hỏa lực mạnh và sự yểm trợ bằng không quân của bên phòng thủ, bên tấn công cũng vẫn không chiếm được các mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 18 và hậu cứ Chiến đoàn 43 và 52. Cuộc chiến kéo dài ác liệt, cả hai phía ra sức giành giật từng ngôi nhà, điểm phòng ngự. Sau 3 ngày chiến đấu, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đã phải chịu thương vong lớn với khoảng 300 người chết, 1000 người bị thương.<ref name="DTMX1975">Lời kể của Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 7. Nguồn: ''Đại thắng Mùa Xuân 1975'', Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội 2005</ref>
Dòng 113:
Sáng 21 tháng 4, những tuyến phòng thủ cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Xuân Lộc tan rã. Các lực lượng còn lại rút lui về Sài Gòn lập phòng tuyến mới.
 
Tại Xuân Lộc, Không lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng hai quả bom phát quang [[BLU-82]] "Daisy Cutter" 15000-pound,<ref>''Tuyến Thép Xuân Lộc''. Cựu Đại tá Hứa Yến Lến, Tham mưu Trưởng Hành Quân-SĐ18BB, trang 21</ref><ref name="ReferenceA">Michael Clodfelter, ''Warfare and Armed Conflicts: A Statistical Reference to Casualty and Other Figures, 1500-2000'', tr.770</ref> vô số bom tọa độ 500-pound, và cả bom xăng tự tạo, để ném xuống các đơn vị bộ đội ở quanh thị xã. Với vai trò nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn bước tiến quân của đối phương, theo Frank Snepp,<ref>Frank Snepp, ''Decent Interval'', tr. 327</ref> sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, tướng [[Nguyễn Văn Toàn]] Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật đã đề nghị MỹHoa Kỳ sử dụng bom B-52 rải thảm lần cuối. Đề nghị này bị tướng [[Cao Văn Viên]] từ chối, thay vào đó là gợi ý sử dụng một loại vũ khí khác với sức hủy diệt tương tự.
 
Ngày 21 tháng 4,<ref>Alan Dawson, 55 days: The fall of South Vietnam, Chương 12</ref><ref>Spencer C. tr.185</ref><ref>Có tài liệu của Việt Nam Cộng hòa viết ngày ném trái bom này là 19 tháng 4 chẳng hạn ''A View from the other side of the story'' (Lieutenant General Lam Quang Thi), trích ''Rolling Thunder in a Gentle Land: The Vietnam War Revisited'', Andrew A. Wiest, tr. 132.</ref> với sự trợ giúp của kỹ thuật viên DAO (MỹHoa Kỳ), một máy bay [[C-130 Hercules|C-130]] của không lực Việt Nam Cộng hòa đã thả một quả "bom nhiệt áp" [[CBU-55]], loại vũ khí phi hạt nhân tàn bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ, xuống khu vực được cho là sở chỉ huy Sư đoàn 341 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]]. Nó đã đốt ôxy trong một vùng rộng 2 [[mẫu Anh]], gây thương vong khá lớn dù không có thống kê chính xác (Hoa Kỳ ước tính nó đã giết hại ít nhất trên 250 người lính [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]], nguồn khác ghi nhận con số 811 cả bộ đội và thường dân, nhưng đều không thể kiểm chứng).<ref name="Snepp, tr. 327">Snepp, tr. 327</ref><ref>Spencer C., tr.185</ref> QGP công bố thiệt hại của các đơn vị hứng chịu trực tiếp quả bom này là khá lớn, bằng nhiều nguồn tư liệu của người trong cuộc. Trong bán kính 2&nbsp;km vuông quả bom đã gây thương vong cho phần lớn sở chỉ huy của Sư đoàn 341, làm cả đơn vị bị tê liệt tạm thời; quả bom thứ 2 phát nổ ở địa danh "dốc C" là nơi đồn trú của tiểu đoàn bộ D2/E4/F6 (Trung đoàn Đồng Nai) gây thương vong cho 86 người. Đây là lần đầu tiên và cuối cùng loại vũ khí này được sử dụng trong chiến tranh.
 
Đài Hà Nội đã phản đối trong hai ngày liền, cáo buộc MỹHoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt một cách bất hợp pháp.<ref>Dawson, Chương 12</ref> [[Trung Quốc]] cũng phản ứng dữ dội không kém, miêu tả vụ ném bom như là cuộc 'giết người hàng loạt' và buộc tội MỹHoa Kỳ đã chỉ huy cuộc tấn công. Đây là chỉ trích mạnh mẽ nhất của Trung Quốc đối với MỹHoa Kỳ trong vòng 2 năm - từ khi hai nước bắt đầu quá trình đặt lại quan hệ ngoại giao.<ref name="Snepp, tr. 327" /> [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] đã phản ứng ngay và hiệu quả. Trong vòng vài giờ sau vụ ném bom CBU, để ngăn chăn tối đa các cuộc ném bom khác, pháo binh [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|QGP]] bắn phá sân bay Biên Hòa đến độ các đường băng gần như không thể sử dụng được nữa. Các máy bay phản lực F-5A được rút nhanh về Sài Gòn, còn các máy bay ném bom nhẹ [[A-37 Dragonfly|A-37]] rút về Cần Thơ.
 
==Kết quả và ý nghĩa==