Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Tùng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 48:
}}
 
'''Trịnh Tùng''' ([[chữ Hán]]: 鄭松, [[19 tháng 12]], [[1550]] – [[17 tháng 7]] năm [[1623]]), thụy hiệu '''Thành Tổ Triết Vương''' (成祖哲王), là vị [[chúa Trịnh|chúa]] thứ hai của dòng họ Trịnh, giai đoạn [[nhà Lê trung hưng|Lê trung hưng]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông cai trị từ năm [[1570]] tới năm 1623. Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai của họ Trịnh kế tục nhau lãnh binh quyền "phù Lê". Tuy nhiên cha ông là [[Trịnh Kiểm]] chỉ mới được phong tước ''công'', thụy hiệu ''Thái Vương'' của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là '''chúa''' và lập thế tử, nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên. Ông được sử gia đánh giá là gian hùng khuynh đảo triều chính nhà Hậu Lê. Trong lịch sử Việt Nam ông là người giết nhiều vua nhất bao gồm hai vị vua Lê mà mình phò tá và hai vua Mạc.
 
Sau khi cha là Trịnh Kiểm qua đời, Trịnh Tùng nổi dậy đánh đuổi anh là [[Trịnh Cối]], đoạt lấy binh quyền Nam triều. Năm [[1573]], ông lật đổ vua [[Lê Anh Tông]] và đưa vua nhỏ [[Lê Thế Tông]] lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự. Trịnh Tùng được sử sách ghi nhận là nhà chỉ huy quân sự tài ba, người đã chặn được các cuộc tấn công của quân Mạc từ năm 1577 đến năm 1583. Năm [[1592]], Trịnh Tùng xuất quân bắc phạt, giành lại [[Thăng Long|Đông Đô]] từ tay [[nhà Mạc]], hoàn thành sự nghiệp trung hưng triều Lê. Sau đó, năm [[1599]] ông buộc nhà vua phải phong cho mình tước '''Bình An Vương''' (平安王) và lập con làm thế tử, thiết lập phủ chúa tại thành Đông Kinh, chính thức mở ra cơ đồ 200 năm của họ Trịnh. Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng lo việc thông hiếu với [[nhà Minh|nước Minh]], đối phó với dư đảng họ Mạc ở phía bắc và sự trỗi dậy của họ Nguyễn ở phương nam.