Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Nhân Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 47:
'''Lý Nhân Tông''' ([[chữ Hán]]: 李仁宗 [[22 tháng 2]] năm [[1066]] – [[15 tháng 1]] năm [[1128]]) là vị [[vua Việt Nam|hoàng đế]] thứ tư của [[nhà Lý]] trong [[lịch sử Việt Nam]]. Ông trị vì [[Đại Việt]] từ năm [[1072]] đến năm 1128, tổng cộng 56 năm.
 
Ông tên thật là '''Càn Đức''', là con trai đầu lòng của [[Lý Thánh Tông]]. Năm [[1072]], Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức 7 tuổi lên ngôi tức vua Nhân Tông. Mẹ đích của Nhân Tông là [[Thượng Dương hoàng hậu|Thái hậu Thượng Dương Thái hậu]] cùng [[Lý Đạo Thành|Thái sư Lý Đạo Thành]] phụ chính. Sau này, Nhân Tông nghe lời mẹ ruột là Thái phi Linh Nhân, bắt Thái hậu Thượng Dương chôn theo vua Thánh Tông. Từ đây, Thái hậu Linh Nhân Thái hậu và [[Lý Thường Kiệt|Thái úy Lý Thường Kiệt]] nắm việc triều chính; hai người này biếm Lý Đạo Thành vào miền Nam một thời gian rồi phục chức. Thái hậu Linh Nhân cùng các tể thần [[Lý Thường Kiệt]], [[Lý Đạo Thành]] có ảnh hưởng lớn tới việc nước ngay cả khi Nhân Tông trưởng thành.
 
Dưới thời trị vì của Nhân Tông, nước Việt phồn vinh, "dân được giàu đông".{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=109}} Ông rất quan tâm đến [[nông nghiệp]] – [[thủy lợi]], đã cho đắp đê ở nhiều nơi và mở rộng luật cấm giết trâu. Thời Nhân Tông còn nổi bật với việc tổ chức [[Khoa bảng Việt Nam|khoa thi Nho học đầu tiên của Đại Việt]] (1075) và xây dựng [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Văn Miếu – Quốc Tử Giám]] (1076). [[Phật giáo]] cũng phát triển; nhà vua và mẹ là Linh Nhân đều là những Phật tử mộ đạo, đã cho xây nhiều chùa tháp và khuyến khích việc hành đạo của các [[thiền sư]]. Về đối ngoại, năm [[1075]], [[nhà Tống|đế quốc Tống]] dòm ngó [[Đại Việt]], Nhân Tông sai [[Lý Thường Kiệt]] đi đánh, liên tiếp phá tan quân Tống ở 3 châu Ung, Khâm, Liêm (đất Tống) và [[Sông Cầu|sông Như Nguyệt]] (đất Việt). Sau năm [[1077]], giữa Việt và Tống không còn cuộc chiến lớn nào. Trong khi đó các nước [[Chiêm Thành]], [[Chân Lạp]] thần phục Đại Việt, thường gửi sứ sang cống.