Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diên Hi công lược”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 98:
Thục Thận từng là người nhân từ độ lượng, công tâm liêm chính. Em trai bà là Thường Thọ bị bắt giam vì tham nhũng, mặc cho mẹ khóc lóc van nài, bà bất chấp tình thân, không chịu cầu xin Hoàng thượng. Thường Thọ bị bệnh, bà vay mượn khắp nơi mời đại phu, quyết không nhận sự giúp đỡ của Thuần phi với điều kiện phải trung thành với Hoàng hậu. Cực chẳng đã, bà đem trang sức ra ngoài cung bán, bị Cao Quý phi bắt gặp và trừng phạt. Hoàng hậu nhân từ, thưởng ngân lượng cho Thục Thận trong buổi [[Lệ Chi yến]], bà liền gửi cha là Na Nhĩ Bố lo liệu. Tuy nhiên Na Nhĩ Bố bị [[Hoằng Hiểu|Di Thân vương Hoằng Hiểu]] tố cáo mua chuộc để xử nhẹ cho Thường Thọ. Trước cảnh nhà tan cửa nát, em trai không qua khỏi, cha bị giam vào ngục, mẹ đập đầu tự vẫn, Thục Thận từ bỏ bản tính lương thiện, trở nên mưu mô quỷ kế, tự cường tự thủ, sẵn sàng làm hại người khác để bảo vệ bản thân. Bà rắp tâm trả thù, khiến những kẻ chà đạp mình chết không nhắm mắt.<br>
Càn Long giao Hoàng tứ tử [[Vĩnh Thành]] - con trai Gia tần cho Thục Thận nuôi dưỡng. Thấy Thục Thận chăm Vĩnh Thành như con ruột, Càn Long bắt đầu tin tưởng và để tâm đến bà. Trong tiệc Tết Trùng dương, Ngự Cảnh đình bị bầy [[Bộ Dơi|dơi]] bao vây, Thục Thận không chạy toán loạn như phi tần khác, mà trùm khăn lên người Thái hậu, bình tĩnh đuổi dơi khiến Thái hậu ấn tượng. Cao Quý phi cho diễn tập [[pháo hoa]] cho [[Sinh nhật|ngày thọ thần]] của Thái hậu thì bị hắt nước thép vào người, Thục Thận dùng thân chắn cho Càn Long, bị bỏng một bên vai khiến ông thương xót. Từ đó, ông dành nhiều thời gian bên bà, tấn phong [[Quý phi]], thay thế Hoàng hậu nắm quyền ở lục cung.<br>
Hoàng hậu bạo băng, bà được phong làm [[Hoàng quý phi|Hoàng Quý phi]], quản lí hậu cung. Sau khi mãn tang, bà chính thức sách phong '''Hoàng Hậuhậu'''. Trước mặt mọi người, bà luôn tỏ ra bàng quan không tranh sủng, nhưng sau lưng ngấm ngầm tạo sóng gió hậu cung, kích động tranh đấu giữa các phi tần. Càn Long đối với bà có tình nghĩa, tuy nhiên cha bà bị vu oan tội [[tham nhũng]], không muốn lặp lại sai lầm năm xưa, Hoàng hậu hết lời van xin nhưng Càn Long không thể điều tra vì Thái hậu cho rằng sự việc liên lụy nhiều quan viên trong triều, thà để người vô tội hi sinh còn hơn làm khó hoàng đế. Na Nhĩ Bố bị ban chết, Thục Thận mất đi người thân duy nhất, kiên quyết trả thù Thái hậu, song đối với Càn Long thì hận không thể giết vì ông là phu quân bà yêu nhất. Bà dựng chuyện ly gián tình mẫu tử 2 người, song việc này được Anh Lạc hóa giải.<br>
Về sau Anh Lạc đắc sủng, Viên Xuân Vọng - [[hoạn quan|thái giám]] thân cận của Hoàng hậu thêu dệt Càn Long muốn lập Anh Lạc làm [[Hoàng quý phi|Hoàng Quý phi]] để chuẩn bị phế hậu. Cảm thấy bị phản bội, Thục Thận liên thủ với [[Hoằng Trú|Hòa Thân Vương Hoằng Trú]], tận dụng chuyến Nam tuần lần thứ 4 để sát hại Càn Long, ngụy tạo tai nạn trên tàu, sau đó về [[Bắc Kinh]] phong con trai là Hoàng thập nhị tử [[Vĩnh Cơ]] làm tân đế, tái diễn lịch sử của [[Hiếu Trang Hoàng thái hậu]]. Dù vậy, khi thuyền rồng bốc cháy, Thục Thận một mực muốn xông vào vì phu quân bà vẫn ở trong đó. Bị Càn Long vạch trần, cộng thêm lúc nguy hiểm ông chỉ chăm chăm bảo vệ Anh Lạc khiến Thục Thận căm phẫn. Bà cắt tóc tại trận, nguyền rủa Hoàng thượng và Đại Thanh, bị ban thánh dụ: ''"Hoàng hậu hành động kỳ quặc, quái dị điên rồ, lập tức đưa về Tử Cấm Thành"''.<br> Thục Thận bị thu hồi kim sách, kim bảo, tước đi danh xưng Hoàng hậu. Anh Lạc cầu xin Càn Long không phế Hậu để giữ thể diện, cho người hầu hạ chu đáo, lý do ngày xưa Anh Lạc bị Hiếu Hiền Hoàng hậu phạt làm việc ở Tân Giả Khố, bệnh nặng ngất xỉu, Thục Thận đã truyền thái y chăm sóc, giúp cô khỏi bệnh. Vì lẽ đó, cô trả ơn cho bà để không ai nợ ai.