Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cách mạng 1989”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Dòng 239:
Nam Tư là một nhà nước đa sắc tộc, chính quyền nước này đã nỗ lực để củng cố sự đoàn kết quốc gia trong hàng thập kỷ. Tuy vậy căng thẳng giữa các sắc tộc đã bắt đầu leo thang kể từ sự kiện Mùa xuân Croatia năm 1970, một phong trào đòi quyền tự trị của Croatia mà đã bị đàn áp đẫm máu bởi chính quyền trung ương. Sự kiện Mùa xuân Croatia buộc chính quyền Nam Tư phải có những sự thay đổi nhất định. Hiến pháp Nam Tư 1974 đã tước bỏ một số quyền hành của chính quyền trung ương và trao thêm quyền tự trị cho các nước cộng hòa thành viên và các tỉnh.
 
Sau cái chết của Tito vào năm 1980, căng thẳng sắc tộc gia tăng một cách đáng lo ngại, đầu tiên là cuộc biểu tình năm 1981 ở [['''Kosovo]]'''.
 
Nước cộng hòa thành viên [[Slovenia]] đã khởi xướng chính sách tự do hóa dần dần vào năm 1984, khá giống với chính sách [[Perestroika]] của Liên Xô. Điều này đã dẫn tới mối quan hệ căng thẳng giữa giới lãnh đạo cộng sản Slovenia với chính quyền trung ương.
 
Vào các năm 1987 và 1988, một loạt các cuộc đụng độ giữa những nhóm xã hội dân sự mới nổi với chính quyền cộng sản Nam Tư đã lên đến đỉnh điểm với cái gọi là "Mùa xuân Slovenia", một phong trào quần chúng đấu tranh cho cải cách dân chủ. Ủy ban Quốc tế Bảo vệ Nhân quyền được thành lập, trở thành nền tảng của tất cả các phong trào chính trị phi Cộng sản.
Dòng 255:
Kết quả cân bằng hơn nhiều ở Bosnia và Herzegovina và tại Macedonia trong các cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 1990, trong khi cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống tháng 12 năm 1990 tại Serbia và Montenegro củng cố quyền lực của nhà độc tài Nam Tư Milošević và những người ủng hộ ông. Bầu cử tự do trên toàn quốc ở cấp độ Liên bang đã không bao giờ được tổ chức.
 
Các nhà lãnh đạo của [[Slovenia]][[Croatia]] bắt đầu chuẩn bị kế hoạch ly khai khỏi Liên bang. Trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập ở [[Slovenia]] được tổ chức ngày 23 tháng 12 năm 1990, 88,5% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập ở [[Croatia]] ngày 19 tháng 5 năm 1991, 93,24% người dân đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập.
 
Leo thang căng thẳng sắc tộc và quốc gia đã dẫn tới cuộc [[chiến tranh Nam Tư]] và sự độc lập của các quốc gia thành viên, theo trình tự thời gian:
 
* [[Slovenia]] (25 tháng 6 năm 1991)
* [[Croatia]] (25 tháng 6 năm 1991)
* [[Bắc Macedonia|Cộng hòa Macedonia]] (Ngày 08 tháng 9 năm 1991)
* [[Bosna và Hercegovina|Bosnia và Herzegovina]] (Ngày 01 tháng 3 năm 1992)
* [[Serbia và Montenegro]] (Nhà nước liên minh từ 1992-2006. [[Montenegro]] tuyên bố độc lập vào ngày 03 tháng 6 năm 2006)
* [[Kosovo]] (ngày 17 tháng 2 năm 2008, được công nhận một phần.)
 
== Hội nghị thượng đỉnh Malta ==