Khác biệt giữa bản sửa đổi của “A-đề-sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n +bo
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''A-đề-sa''' (zh. 阿提沙, sa. ''atīśa'', ''atiśa'') là cách đọc theo âm Hán-Việt, dịch ý là "Người xuất chúng, xuất sắc", cũng được gọi là '''Nhiên Ðăng Cát Tường Trí''' (zh. 燃燈吉祥智, sa. ''dīpaṅkaraśrījñāna'', bo. ''jo bo rje dpal ldan a ti sha'' ཇོ་བོ་རྗེ་དཔལ་ལྡན་ཨ་ཏི་ཤ་). Là một Ðại sư người Ðông Ấn ([[982]]-[[1054]]), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền [[Phật giáo]] sang [[Tây Tạng]]. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển [[Bồ-đề tâm]] (sa. ''bodhicitta''). Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa (sa. ''magadha'') và thuyết sư tại đại học [[Siêu Giới]] (sa. ''vikramaśīla''), Sư được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái [[Ca-đương phái|Ca-đương]] (zh. 迦當派, bo. ''bka' gdams pa '' བཀའ་གདམས་པ་), gây ảnh hưởng rất lớn cho nền [[Phật giáo Tây Tạng]], nhất là dòng [[Cách-lỗ phái|Cách-lỗ]] (bo. ''gelugpa'' དགེ་ལུགས་པ་) của [[Tông-khách-ba]] (bo. ''tsong-kha-pa''). Ðệ tử quan trọng nhất của Sư là Lạc-mẫu-đông (hoặc Ðông-đốn, bo. ''`brom ston'' འབྲོམ་སྟོན་, [[1003]]-[[1064]]).
 
[[Thế kỉ thứ 10]] được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ [[Ấn Ðộ]] qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây. Ban đầu nhà vua cử sứ giả qua Ấn Ðộ thỉnh kinh, như dịch giả Lâm-thân Tang-pha (bo. ''rinchen sangpo'' རིན་ཆེན་བཟང་པོ་). Về sau nhà vua mời hẳn một Luận sư Ấn Ðộ và người đó là A-đề-sa. Năm [[1042]], Sư bước chân vào đất Tây Tạng, sống ở Netang và bắt đầu giáo hoá.
Dòng 5:
Trong tác phẩm ''[[Bồ-đề đạo đăng luận|Bồ-đề đạo đăng]]'' (sa. ''bodhipathapradīpa''), Sư trình bày toàn cảnh giáo pháp Ðại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau:
#Hạ sĩ: loại người mong được tái sinh nơi tốt lành.
#Trung sĩ: loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình ([[Tiểu thừa]]).
#Thượng sĩ: loại người tu vì sự [[Giác ngộ]] của tất cả chúng sinh ([[Bồ Tát]]).
 
Công trình chính của A-đề-sa là xếp đặt thứ tự kinh sách, không phổ biến bừa bãi. Sư là người đưa [[Ða-la]] (sa. ''tārā'') trở thành một vị nữ Hộ Thần quan trọng trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng. Trong các trứ tác, Sư thống nhất hai trường phái chính của giáo pháp [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa]]: quan điểm tính [[Không tính|Không]] (sa. ''śūnyatā'') của [[Long Thụ]] (sa. ''nāgārjuna'') và tính bao trùm của tâm thức giác ngộ theo [[Vô Trước]] (sa. ''asaṅga'').