Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Neutrino”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 32:
Tương tác hạt nhân yếu, hay gọi tắt là tương tác yếu, tạo ra một neutrino thuộc một trong ba "[[Hương (vật lý hạt)|hương]]" bao gồm [[electron neutrino]] (ký hiệu <math>\nu_e</math>), [[muon neutrino]] (<math>\nu_\mu</math>) hoặc [[tau neutrino]] (<math>\nu_\tau</math>) và một lepton mang điện (<math>e</math>, <math>\mu</math>, hoặc <math>\tau</math>) có cùng hương với neutrino.<ref>{{Chú thích web|url=http://pdg.lbl.gov/2016/reviews/rpp2016-rev-neutrino-mixing.pdf|title=Nakamura, K.; Petcov, S.T. (2016). "Neutrino mass, mixing, and oscillations" (PDF). Chin. Phys. C. 40: 100001.}}</ref> Mặc dù trong một thời gian dài, neutrino được tin là không có khối lượng, hiện nay chúng ta đã biết rằng có ba trạng thái khối lượng khác nhau của neutrino, và các trạng thái này không tương ứng với các trạng thái hương vừa nêu ở trên. Một neutrino luôn được tạo ra trong một tương tác yếu, với một trạng thái hương xác định. Theo cơ học lượng tử, trạng thái hương này là sự [[Chồng chập lượng tử|chồng chập]] của cả ba trạng thái khối lượng. Hệ quả của sự chồng chập này là hiện tượng [[dao động neutrino]], trong đó neutrino có thể thay đổi hương của mình. Ví dụ, một electron neutrino được sinh ra từ một [[phân rã beta]] có thể được một máy đo đặt ở xa nhận biết như một muon neutrino hoặc tau neutrino.<ref>{{Chú thích web|url=https://arxiv.org/abs/hep-ph/9607201|title=Grossman, Juval; Lipkin, Harry J. (1997). "Flavor oscillations from a spatially localized source — A simple general treatment". Physical Review D. 55 (5): 2760. arXiv:hep-ph/9607201 Freely accessible. Bibcode:1997PhRvD..55.2760G. doi:10.1103/PhysRevD.55.2760.}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0550321316000353?via%3Dihub|title=Bilenky, S. (2016). "Neutrino oscillations: From a historical perspective to the present status". Nuclear Physics B. 908: 213. arXiv:1602.00170 Freely accessible. Bibcode:2016NuPhB.908....2B. doi:10.1016/j.nuclphysb.2016.01.025.}}</ref> Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ mới biết được hai hiệu số bình phương khối lượng, ấy là <math>\Delta m_{21}^2</math> (giữa trạng thái khối lượng <math>\nu_1</math>và <math>\nu_2</math>) và <math>|\Delta m_{32}^2|</math> (giữa trạng thái khối lượng <math>\nu_2</math>và <math>\nu_3</math>, dấu giá trị tuyệt đối thể hiện rằng chúng ta chưa biết rõ giữa <math>\nu_2</math>và <math>\nu_3</math>, trạng thái nào có khối lượng lớn hơn).<ref>{{Chú thích web|url=https://arxiv.org/abs/1601.07777|title=Capozzi, F.; Lisi, E.; Marrone, A.; Montanino, D.; Palazzo, A. (2016). "Neutrino masses and mixings: Status of known and unknown 3ν parameters". Nuclear Physics B. 908: 218–34. arXiv:1601.07777 Freely accessible. Bibcode:2016NuPhB.908..218C. doi:10.1016/j.nuclphysb.2016.02.016.}}</ref> Các quan sát vũ trụ học chỉ ra rằng tổng khối lượng ba trạng thái của neutrino phải nhỏ hơn một phần triệu khối lượng của một electron.<ref name=":2" /><ref>{{Chú thích web|url=http://iopscience.iop.org/article/10.1088/1674-1137/40/10/100001/meta|title=Olive, K. A. (2016). "Sum of Neutrino Masses" (PDF). Chin. Phys. C. 40: 100001. Bibcode:2016ChPhC..40j0001P. doi:10.1088/1674-1137/40/10/100001.}}</ref>
 
Tương ứng với mỗi neutrino, tồn tại một [[phản hạt neutrino]] cũng mang spin bán nguyên và trung hòa về điện. Hạt và phản hạt neutrino được tách biệt với nhau bởi đối nghịch dấu về [[số lượng tử lepton]] (gọi tắt là số lepton) và đối nghịch [[Chirality|chiral]]. Để bảo toàn số lepton, trong phân rã beta(+), electron neutrino được tạo ra cùng với [[positron]] (phản hạt electron) chứ không phải với electron. Tương tự như vậy, trong phân rã phản beta (hay nhiều người còn gọi là phân rã beta+), một phản electron neutrino sẽ được tạo ra cùng với một electron.<ref>[http://www.particlecentral.com/neutrinos_page.html "Neutrinos"]. Four Peaks Technologies. Retrieved 24 April 2016.</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/Particles/parint.html#c3|title="Conservation of lepton number". HyperPhysics, Georgia State University. Retrieved 24 April 2016.}}</ref>
 
Neutrino có thể được tạo ra theo nhiều các, bao gồm phân rã beta của các hạt nhân nguyên tử hoặc của các hadron, các phản ứng hạt nhân (như trong các nhà máy điện nguyên tử, trong lõi của các ngôi sao) hoặc khi sử dụng các chùm tia năng lượng cao bắn phá các bia nguyên tử. Phần lớn neutrino trên Trái Đất đến từ các phản ứng nhiệt hạt nhân xảy ra trong lòng Mặt Trời. Trên bề mặt Trái Đất, ước tính khoảng <math>6.5\times 10^{10}</math> hay 65 tỷ neutrino đến từ Mặt Trời đi xuyên qua một centimeter vuông diện tích mỗi giây.<ref>{{Chú thích web|url=http://jila.colorado.edu/~pja/astr3730/lecture21.pdf|title="Solar Neutrinos" (PDF). Philip Armitage. JILA, University of Colorado, Boulder. 2003. Retrieved 24 April 2016.}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=https://arxiv.org/abs/astro-ph/0412440|title=Bahcall, John N.; Serenelli, Aldo M.; Basu, Sarbani (2005). "New Solar Opacities, Abundances, Helioseismology, and Neutrino Fluxes". The Astrophysical Journal. 621 (1): L858. arXiv:astro-ph/0412440 Freely accessible. Bibcode:2005ApJ...621L..85B. doi:10.1086/428929.}}</ref> Neutrino hoàn toàn có thể được tạo ra một cách nhân tạo trong các máy gia tốc hạt hoặc các lò phản ứng hạt nhân.