Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 117:
Những thổ dân Đài Loan bản địa đã cư trú trên đảo từ thời kỳ cổ đại, [[người Hán]] bắt đầu nhập cư đến đảo với số lượng lớn vào thời kỳ [[Formosa thuộc Hà Lan|thực dân Hà Lan]] và [[Formosa thuộc Tây Ban Nha|Tây Ban Nha]] đầu thế kỷ XVII. Năm 1662, [[Trịnh Thành Công]] trục xuất [[người Hà Lan]] và lập chính quyền đầu tiên của người Hán trên đảo. Năm 1683, [[nhà Thanh]] đánh bại [[Vương quốc Đông Ninh|chính quyền họ Trịnh]] và sáp nhập Đài Loan. Nhà Thanh cắt nhượng Đài Loan cho [[Đế quốc Nhật Bản]] vào năm 1895 sau khi [[Chiến tranh Nhật–Thanh|chiến bại]] trước đế quốc này. Sau khi Nhật Bản [[Chiến tranh Thái Bình Dương|thua trận]] và [[Nhật Bản đầu hàng|đầu hàng]] [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], Trung Hoa Dân Quốc giành lại quyền kiểm soát Đài Loan. Do thất bại trong cuộc [[Nội chiến Trung Quốc|nội chiến Quốc-Cộng]] vào năm 1949, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút đến khu vực Đài Loan, còn [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] thành lập nước [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] tại [[Trung Quốc đại lục]]. Do sự ảnh hưởng thế cục của [[Chiến tranh Lạnh]], trong nhiều năm sau đó, Trung Hoa Dân Quốc vẫn được nhiều quốc gia nhìn nhận là đại biểu hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại [[Liên Hiệp Quốc]], đồng thời là một thành viên thường trực trong [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc|Hội đồng Bảo an]].<ref>[http://news.gpwb.gov.tw/news.aspx?ydn=026dTHGgTRNpmRFEgxcbfbBlvy%2F7DopDATM56oOni4SVXf5gP0fAZFib8muqHca0KbySTSj7uKh8oPo%2FqqwzNpkIxv6TdZdDumeBCepSqm4%3D 「創始國」的歷史無可改變 聯國臨時總部 仍懸掛我國旗]. 《青年日報》. 2015-12-21 [2016-01-02] {{zh-tw}}.</ref><ref name="王正華">王正華. [http://www.drnh.gov.tw/ImagesPost/94d5ca98-4c5d-48e2-81a0-29e5cede646a/ad7418fc-7f00-4701-b3b4-e738cbff5d5f_ALLFILES.pdf 蔣介石與1961-聯合國中國代表權問題]. 國史館. 2009-09- [2015-06-06] {{zh-tw}}.</ref> Đến năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giành được [[Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc|quyền đại diện cho Trung Quốc]] tại [[Liên Hiệp Quốc]], Trung Hoa Dân Quốc không những mất ghế trong Hội đồng Bảo an (dù cho họ là một thành viên tham gia sáng lập<ref>{{Chú thích web|url=https://research.un.org/en/unmembers/founders|tựa đề=Founding Member States|tác giả=UN|họ=|tên=|ngày=|website=research.un.org|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=}}</ref>) mà còn đồng thời bị nhiều quốc gia đoạn tuyệt quan hệ nên mất thừa nhận ngoại giao trên quy mô lớn.<ref name="王正華" /> Cuối [[Thế kỷ 20|thế kỷ XX]], chính quyền Trung Hoa Dân Quốc một mặt tích cực phát triển kinh tế, trở thành một trong '[[Bốn con hổ châu Á|4 con Rồng kinh tế châu Á]]' cùng với [[Hàn Quốc]], [[Hồng Kông]] và [[Singapore]], một mặt triển khai cải cách [[dân chủ]], thay đổi từ một [[Độc tài|quốc gia chuyên chế]] do [[Trung Quốc Quốc dân Đảng|Trung Quốc Quốc Dân Đảng]] bá quyền, phát triển thành quốc gia có hệ thống tuyển cử trực tiếp [[Hệ thống đa đảng|dân chủ đa đảng]],<ref name="何振盛">何振盛. [http://nccur.lib.nccu.edu.tw/bitstream/140.119/37489/7/61507107.pdf 第三章 歷史背景與環境條件]. 國立政治大學. [2015-08-20] {{zh-tw}}.</ref> người dân được hưởng mức độ cao về [[tự do báo chí]], [[tự do ngôn luận]], [[Y tế|chăm sóc sức khỏe]],<ref>Grace Yao、Yen-Pi Cheng và Chiao-Pi Cheng. The Quality of Life in Taiwan. Hoa Kỳ: Social Indicators Research. 2008-10-6 {{en}}.</ref> [[Giáo dục|giáo dục công]], [[tự do kinh tế]] và [[phát triển]] [[Nhân văn học|nhân văn]].<ref name="國情統計通報">行政院主計總處. [http://www.dgbas.gov.tw/public/Data/491716362790WG0X9I.pdf 國情統計通報(第177號)]. [[Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc|行政院]]. 2014-009-17] {{zh-tw}}.</ref><ref>行政院主計總處. [http://www.dgbas.gov.tw/public/Data/11715541971.pdf 國情統計通報]. 行政院. 2011-01-07 [2014-02-23] {{zh-tw}}.</ref>
 
Với [[Cơ sở hạ tầng|cơ sở vật chất]] vốn đã được [[Công nghiệp hóa|hiện đại hóa]] từ [[Đài Loan thuộc Nhật|thời kỳ thuộc Nhật]], [[chính phủ Trung Hoa Dân Quốc]] sau khi di chuyển đến [[Đài Loan (đảo)|đảo Đài Loan]] tiếp tục tận dụng các [[Viện trợ|nguồn viện trợ]] của [[Hoa Kỳ]] để tiến hành một loạt các dự án tái tạo, khôi phục và kiến thiết. Nền [[kinh tế Đài Loan]] từ thập niên 1960 trở đi có sự phát triển thần tốc, nhảy vọt cả về [[kinh tế]] - [[chính trị]] - [[xã hội]], tạo nên "'[[Kỳ tích Đài Loan]]"'. Từ [[thập niên 1990]], Đài Loan chính thức tiến vào hàng ngũ các [[Nước công nghiệp|quốc gia phát triển]], đồng thời giữ vững vị thế, tư cách đó cho đến tận ngày nay, [[thu nhập bình quân đầu người]], [[Số bình quân|bình quân]] [[mức sống]], tiêu chuẩn sinh hoạt và [[chỉ số phát triển con người]] (HDI) nằm ở mức quốc gia tiên tiến.<ref>{{Chú thích web|ngôn ngữ=Trung văn phồn thể|url=http://www.dgbas.gov.tw/public/Data/491716362790WG0X9I.pdf|tiêu đề=我國HDI、GII分別排名全球第21位及第5位|nhà xuất bản=行政院主計總處}}</ref> Đài Loan sở hữu các ngành [[nghiên cứu]], [[Sản xuất chế tạo|chế tạo]], [[khoa học]] - [[kỹ thuật]] tiên tiến vững mạnh, chiếm vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như [[điện tử tiêu dùng]], [[chất bán dẫn]], [[công nghệ thông tin]], [[truyền thông]], [[Điện tử học|điện tử chính xác]]. Về [[Thương mại|mậu dịch]], chủ yếu thông qua [[công nghiệp]] [[công nghệ cao]] để thu lại [[Ngoại hối|ngoại tệ]], về phát triển kinh tế nội địa, tiếp tục lấy công nghiệp [[công nghệ cao]], [[đầu tư]] [[Tư bản|vốn]] [[Đầu tư trực tiếp nước ngoài|FDI]] ra nước ngoài (đặc biệt là [[thị trường]] Hoa Kỳ, Trung Quốc đại lục và cho các [[nước đang phát triển]]) và ngành [[dịch vụ]] làm trung tâm, định hướng phát triển công nghiệp [[du lịch]] kết hợp tăng cường truyền bá [[Văn hóa Đài Loan|văn hoá Đài Loan]] ra phạm vi [[Thế giới|toàn cầu]].<ref>{{Chú thích web|ngôn ngữ=Trung văn phồn thể|url=http://cdnet.stpi.org.tw/techroom/keyfacts/pdf/00_policy_006.pdf|tiêu đề=臺灣產業發展願景與策略|nhà xuất bản=中華民國經濟部技術處|ngày=2007-02|ngày truy cập=2011-03-24|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/2011110314132/http://cdnet.stpi.org.tw/techroom/keyfacts/pdf/00_policy_006.pdf|ngày lưu trữ=2011-11-03|dead-url=yes}}</ref> Kể từ sau khi bãi bỏ [[Lệnh giới nghiêm|luật giới nghiêm]], các nhân tố thúc đẩy tiến trình tự do hóa, dân chủ hóa trong nền [[chính trị]] Đài Loan dần được hình thành, xã hội [[dân chủ]] phát triển mạnh mẽ, đảo quốc này dần thoát ly khỏi quan điểm lịch sử [[Đại Trung Hoa]], phát triển [[Đa nguyên|chủ nghĩa đa nguyên]] lấy văn hóa Đài Loan làm trung tâm.<ref>[http://nccur.lib.nccu.edu.tw/bitstream/140.119/37188/5/15801205.pdf 台灣歷史發展的特色],第5頁,由國中小教科書看戒嚴時期台灣之國族建構—以國語文科和社會類科為分析中心,蔡佩娥,2007-07-23.</ref><ref>[http://twcenter.org.tw/a05/a05_01_05.htm 台灣歷史發展的特色],張炎憲,2012-06-14.</ref>
 
Là một [[Lãnh thổ|vùng lãnh thổ]] [[Nước công nghiệp|phát triển]], tuy nhiên hiện nay, những [[chính sách]] [[Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc|ngoại giao]] thù địch - dựa trên nguyên tắc "[[Chính sách Một Trung Quốc|Một Trung Quốc]]" đến từ phía [[Trung Quốc|Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] đang gây cản trở và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như [[Toàn cầu hóa|hội nhập toàn cầu]] của Đài Loan.