Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mứt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
[[Tập tin:Ho Chi Minh Trip-197.jpg|nhỏ|Cửa hàng bán [[mứt]] tại Sài Gòn]]
'''Mứt''', '''mứt trái cây''' hay '''mứt quả''' là một loại thực phẩm ngọt có thể được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới, nó được chế biến các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường và một số nguyên liệu khác cho đến độ khô từ 65-70%. Nguyên liệu đường trong mứt luôn có mặt và cần đạt gần [[nồng độ]] khoảng 55 - 60%, nó không chỉ đóng vai trò làm ngọt mà còn để bảo quản mứt, có tác dụng tăng độ đông. Trong mứt, các [[vi sinh vật]] vì bị co lại nên không hoạt động, hoặc không phát triển vì nồng độ axit cao (trong mứt quả) vì thế nhiều loại mứt nấu xong có thể không cần [[thanh trùng]] (tuy một số loại mứt có độ khô thấp hơn cấn phải thanh trùng trong thời gian ngắn để diệt nấm men, nấm mốc). Mứt có thể được tồn trữ trong một thời gian ngắn sau đó nó bắt đầu bị [[vữa]], dần dần, thoạt đầu ở trên bề mặt rồi lan dần ra. Nếu bảo quản mứt ở nhiệt độ thấp, [[pH]] dưới 2,8 cùng có nhiều tạp chất, hoặc trong trường hợp bị tác động cơ học, mứt càng chóng bị vữa hơn.
 
==Phân loại==
Mứt trái cây trong ngành ẩm thực Tây phương có dạng sệt phải dùng [[muỗng]] múc ra. Khi ăn thì phết vào [[bánh mì]], chứ không ăn riêng.
 
Mứt theo dạng dùng ở Việt Nam thì là món ăn riêng, không cần kèm với thừ gig khác mà chỉ cần bỏ vào miệng ăn. Mứt đây là một loại kẹo ăn chơi, thường dùng vào những dịp lễ lạc như [[Tết Nguyên đán]], [[Tết Trung thu]]...
 
Các loại [[quả|trái cây]], [[củ]] được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ [[dâu tây]], [[dừa]], [[khoai lang]], [[táo]]... đến [[hạt sen]], mỗi loại mứt sẽ có một [[màu sắc]] và [[hương vị]] đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành. Mứt quả được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: [[mứt đông]], [[mứt nhuyễn]], [[mứt miếng đông]], [[mứt rim]], [[mứt khô]].