Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1.413:
*::Thành viên P.T.Đ nói "không rõ việc lược bỏ như vậy có ích lợi gì", tôi nghĩ thực khó trả lời rành rẽ, mà có nên đặt câu hỏi này không, vì nếu bê nguyên tiếng Anh thì còn gì là tiếng Việt và wikipedia tiếng Việt? không lẽ phải chuyển thành "sulfuric acid" dù không đúng trật tự ngữ pháp tiếng Việt? Bạn dẫn danh từ riêng như Schutzstaffel ra làm gì, nó không có tính hệ thống, còn các danh pháp hóa học lại có tính hệ thống và không phải danh từ riêng. Ngành hóa nói chung và các ngành ứng dụng như ngành y tại VN đã rất khó khăn để có kết quả thống nhất nêu trong TCVN, trong đó có cả ý kiến của các giáo sư xuất thân từ các trường của VN cộng hòa trước 1975. Trong TCVN có nêu các nguyên tắc phiên chuyển cụ thể đối với danh pháp của từng nhóm hợp chất hóa học, và hội Hóa học cũng có phần thuyết minh chi tiết về lý do của những nguyên tắc đó. Một số ngôn ngữ mới sử dụng kí tự Latin trong một vài thế kỷ gần đây họ cũng phiên chuyển thống nhất chứ không giữ nguyên, ví dụ tiếng Malay và Indonesia viết "Natrium klorida" tương ứng với "Sodium chloride" (t.Anh)/"Natrii chloridum" (Latin). Về bên sinh học (hóa sinh), tôi cũng không chắc cuốn Di truyền học (2006) của PGS.TS. Phạm Thành Hổ đại diện cho xu hướng của ngành về việc sử dụng thuật ngữ sinh học; theo quan sát của tôi thì trừ ngành y, còn lại ít ai dùng "men" thay cho enzym, hay dùng "tiêu thể". [[Thành viên:Hungda|Hungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Hungda|thảo luận]]) 15:58, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)
*:::Tôi từng đọc qua cuốn Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam (2010), Hội Hóa học Việt Nam và các TCVN trên nên đã nắm bắt được vấn đề. Và ý kiến cá nhân thì kỳ thực việc lược bỏ này nó không mang lại ích lợi gì đặc biệt. Vì tôi nghĩ đơn giản là thao tác nào gây ra ngoại lệ thì cần hạn chế. Thực tế, SGK hiện tại đang dùng thuật ngữ "amino axit" (axit đứng sau) và SGK mới thì có "hydrochloric acid". Nói chung, ý kiến của tôi là vậy, còn lại thì chờ đồng thuận của mọi người. [[Thành viên:P.T.Đ|P.T.Đ]] ([[Thảo luận Thành viên:P.T.Đ|thảo luận]]) 16:20, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)
*:::: Các sách giáo khoa bậc phổ thông và giáo trình đại học/cao đẳng hiện chưa có thống nhất, và trong mỗi bộ sách cũng không có nêu nguyên tắc sử dụng danh pháp hóa học, nên rất khó để đem ra làm chuẩn. Hai ví dụ bạn nêu, như tôi đã viết ở trên, là không phù hợp với trật tự ngữ pháp tiếng Việt. [[Thành viên:Hungda|Hungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Hungda|thảo luận]]) 16:57, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)
 
==Tài khoản mới==