Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Vĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Đến năm 14 tuổi, Văn Vĩ được nhận vào đàn cho sân khấu cải lương đầu tiên là gánh ''Minh Tinh'', những bước tiếp theo là lên Sài Gòn đàn cho quán ''Lạc Cảnh'' cùng các nhạc sĩ tài danh như Bảy Hàm, Ba Xây, Tám Bằng.
 
Năm 16 tuổi (1945), Văn Vĩ gia nhập các nhóm [[Đờn ca tài tử Nam Bộ|đàn ca tài tử]] ở Sài Gòn. Đến năm 1950, ông được các nhạc sĩ Bảy Hàm, Hai Biểu giới thiệu vào làm ở Đài phát thanh Pháp Á (Ban Việt Nam cổ nhạc kịch đoàn do tài tử Tám Thưa làm trưởng ban), đồng thời cộng tác với các quán ca nhạc Lệ Liễu ở Thị Nghè; ở khu Kim Chung và quán Họa Mi của cô Năm Cần Thơ trong Đại Thế giới.
 
== Sự nghiệp ==
Dòng 49:
 
=== Scandal với [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]]===
Văn Vĩ đàn cho gánh hát Minh Tinh, sau đó anh được mời làm nhạc trưởng ban cổ nhạc đoàn hát Kim Chung. Tại rạp hát Aristo, khi đoàn Kim Chung khai trương vở tuồng ''Bên Cầucầu Vọngvọng Thêthê'', kép chánh [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] ca rớt một câu vọng cổ, anh cho là Văn Vĩ trưởng ban cổ nhạc đã cố tình phá anh nên anh xông vô cánh gà, phía dàn nhạc, dùng kiếm đâm lủng thùng loa và đá bể dàn máy amply, lớn tiếng nhục mạ và hăm đánh Văn Vĩ.
 
Hội nghệ sĩ ái hữu, các ký giả kịch trường và các nghệ sĩ các gánh hát đang hát tại [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] đều lên tiếng binh vực cho nhạc sĩ Văn Vĩ và phê phán hành động vũ phu của [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]]. Lần trước, [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] đã đá em vệ sĩ Nguyễn Mỹ té xuống sân khấu ở đoàn hát Song Kiều. Lần đó các nghệ sĩ và báo chí kịch trường đã góp tiền giúp cho em Nguyễn Mỹ kiện [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] ra tòa. Việc xét xử kéo dài nhiều tháng khiến cho ông bầu gánh Song Kiều đưa nghệ sĩ [[Thanh Sang]] thế vai kép chánh của Hùng Cường. Nay Văn Vĩ bị Hùng Cường nhục mạ và hành hung, báo chí kịch trường muốn giúp cho Văn Vĩ đi kiện [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] ra tòa vì đây là lần tái phạm hành hung đồng nghiệp của [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]].
 
Bầu Long phải đứng ra dàn xếp vì ông không muốn mất một kép chánh. Ông buộc Hùng Cường phải xin lỗi Văn Vĩ, ông mua một bộ amplifier khác tốt hơn để bồi thường cho Văn Vĩ và yêu cầu Văn Vĩ đừng thưa Hùng Cường ra tòa. Văn Vĩ nể lời của Bầu Long, không kiện [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] nhưng ông thề sẽ không đờn cho các gánh hát cải lương nữa cho đến ngày ông mất.
 
== Sau năm 1975 ==
Sau năm 1975, ông mở lò dạy học trò tại gia, khá nhiều học trò ca và đờn của ông đã thành danh như: NSƯT [[Út Bạch Lan|NSƯT Út Bạch Lan]], [[Thanh Hương (nghệ sĩ)|Thanh Hương]], Đức Lợi, NSƯT [[Vũ Linh (nghệ sĩ cải lương)|Vũ Linh,]] Tuấn Thanh, Bình Trang, Minh Trung, Minh Long, Tài Lương, Tấn An, Hoài Thanh, Hữu Tài, Thu Huệ…Huệ...
 
Ông còn truyền nghề lại cho Văn Bền, Văn Mách, Văn Hải, Minh Thảo, Huỳnh Khải và 3 người con của ông đều thành nhạc sĩ tài danh Văn An, Văn Hậu và Văn Tài. Bên cạnh đó, ông đàn chánh cho các Đài phát thanh và truyền hình, hãng băng trong nhiều chương trình ca cổ và cải lương.
Dòng 64:
 
== Một số tác phẩm ==
Văn Vĩ còn đờn thu thanh nhiều dĩa đờn độc tấu guitare[[guitar phím lõm]] và hòa tấu đờn ca cổ nhạc với các nhạc sĩ Sáu Tửng, [[Năm Cơ]], [[Viễn Châu|Bảy Bá]], Hai thơmThơm,... Văn Vĩ đờn thu thanh với các nghệ sĩ tài danh [[Út Bạch Lan]], [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]], [[Thanh Nga]], [[Ngọc Giàu]], [[Lệ Thủy (nghệ sĩ)|Lệ Thủy]], [[Thanh Sang]]... nhiều tuồng cải lương và những bài tân cổ giao duyên, đặc biệt nhất là Văn Vĩ và [[Năm Cơ]] là hai cây đàn đã giúp cho nghệ sĩ hài [[Văn Hường]] chiếm được ngôi vị cao nhất trong làng ca vọng cổ hài ở các thập niên 60, 70. Nhạc sĩ Văn Vĩ cũng được thính giả các đài phát thanh Saigon, đài quân đội ưa thích trong các chương trình cổ nhạc của đài.
[[Tập tin:Hãng đĩa Continental và những tác phẩm đa dạng.jpg|nhỏ|''Đĩa hòa tấu 6 câu vọng cổ cùng các danh cầm tài hoa bậc nhất thủ đô Sài Gòn trước năm 1975.'']]
[[Tập tin:Nam co van vi.jpg|nhỏ|Năm Cơ và Văn Vĩ trên đĩa.]]