Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 1.385:
:::Để dễ hiểu, có thể đặt vấn đề như sau: ''Nếu một hãng phim ở Mỹ muốn làm phim có lồng nhạc Tiến quân ca vào thì có phải xin phép sử dụng từ phía VN hay không? Họ có thể bị kiện nếu sử dụng <s>(thậm chí cải biên)</s> không xin phép hay không?'' Theo nội dung cấp phép, tác phẩm này có thể coi như đã vào PVCC tại VN, nhưng việc này chưa đủ đảm bảo nó cũng thuộc PVCC tại Mỹ, trừ khi có 1 điều luật liên quan cho phép, hoặc 1 tuyên bố cấp phép rõ ràng hơn. Một vấn đề tương tự hay gặp là nếu hình được cấp phép là "sử dụng tại Wikipedia" thì sẽ không đủ điều kiện để được "sử dụng tại Wikipedia" vì Wikipedia yêu cầu rằng "tất cả các tài liệu đều có thể dùng được bởi bất cứ ai, với bất cứ mục đích gì", không chỉ gói gọn tại WP. ~ [[Thành viên:Violetbonmua|Violet]] <small>([[Thảo luận Thành viên:Violetbonmua#footer|talk]])</small> ~ 17:50, ngày 23 tháng 2 năm 2021 (UTC)
::::Theo [https://vnexpress.net/gia-dinh-co-nhac-si-van-cao-hien-tang-bai-tien-quan-ca-3437024.html]: ''Ông Vương Duy Biên cho biết, thể theo tâm nguyện của cố nhạc sĩ Văn Cao cùng toàn thể gia đình mong muốn hiến tặng bài'' Tiến quân ca ''cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam, đến nay sau khi làm các thủ tục, căn cứ pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan,'' '''''Bộ Văn hóa được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến quân ca có trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị ca khúc này'''''. Vậy bài Tiến quân ca hiện nay do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, nó là tác phẩm thuộc về nhà nước theo [[s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước]]: ''1. Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây: c) Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.'' [[s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 43. Tác phẩm thuộc về công chúng]] quy định ''Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật này thì thuộc về công chúng'' chứ không có quy định chuyển giao tác phẩm cho công chúng, do đó nếu bà Nghiêm Thúy Băng có muốn chuyển giao bài ''Tiến quân ca'' cho công chúng thì Luật Sở trí tuệ Việt Nam hiện hành cũng không cho phép (chỉ cho phép chuyển giao tác phẩm cho Nhà nước thôi). [[Thành viên:Tranminh360|Tranminh360]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranminh360|thảo luận]]) 02:31, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:::::Theo [[s:Nghị định số 22/2018/NĐ-CP#Điều 27. Sử dụng tác phẩm thuộc về Nhà nước]]: ''3. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.'' [[s:Nghị định số 22/2018/NĐ-CP#Điều 28. Sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng]]: ''1. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng quy định tại Điều 43 của Luật sở hữu trí tuệ phải tôn trọng quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ.'' [[s:Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 2019/Phần II#Điều 19. Quyền nhân thân]]: ''1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.'' Những quyền này được bảo hộ vô thời hạn theo khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ (tiếng Anh gọi những quyền này là [[:en:moral rights]]). [[Thành viên:Tranminh360|Tranminh360]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranminh360|thảo luận]]) 07:09, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
::::::Cảm ơn Tranminh360 đã lưu ý giúp phần trong ngoặc ghi sai sót của tôi. Tôi đã bỏ qua mất phần quyền nhân thân của tác giả do quen với việc những tập tin "tự do" tại Commons có thể được chỉnh sửa tùy ý bởi bất cứ ai. Xem lại thì ngay trong bản mẫu PD-self cũng có đính kèm thêm câu: "Tôi cho phép tất cả mọi người được quyền sử dụng tác phẩm này cho bất kỳ mục đích nào, không kèm theo điều kiện nào, <u>trừ các điều kiện do luật pháp đòi hỏi.</u>"
::::::Nhưng nếu phân tích theo hướng của Điều 43 (2019) như vậy thì tới PD-VN bài này cũng chưa vào được? Giả sử tôi viết 1 quyển sách có quốc gia gốc công bố lần đầu tiên là VN, nếu tôi muốn phát hành nó vào PVCC thì tôi sẽ gặp vướng mắc tương tự với Luật SHTT VN hiện tại sao? ~ [[Thành viên:Violetbonmua|Violet]] <small>([[Thảo luận Thành viên:Violetbonmua#footer|talk]])</small> ~ 10:01, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
::::::::{{ping|Violetbonmua}} Theo [[:en:Moral rights#Worldwide situation]], trên thế giới có nhiều quốc gia bảo hộ quyền nhân thân của tác giả vĩnh viễn chứ không riêng gì Việt Nam. Ví dụ như Pháp: [[c:Template:PD-France]]: ''Please note that'' '''''moral rights''''' ''still apply when the work is in the public domain. They encompass, among others, the right to the respect of the author's name, quality and work ([https://www.legifrance.gouv.fr/codes/article_lc/LEGIARTI000006278891/ CPI art. L121-1]). Attribution therefore remains mandatory.'' [[Thành viên:Tranminh360|Tranminh360]] ([[Thảo luận Thành viên:Tranminh360|thảo luận]]) 03:56, ngày 25 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:::::::Một giấy phép tự do theo nghĩa [[phạm vi công cộng]] tiêu chuẩn nên là CC-zero. Giấy phép "PVCC" sinh ra từ thỏa thuận ngầm dựa trên luật đại chúng của WMF nên đôi khi nó gây ra mâu thuẫn khi xét đến luật pháp riêng của quốc gia xuất xứ. Có lẽ vì vậy mà Commons đang tích cực hướng người dùng phát hành nội dung theo CC-zero thay vì PVCC. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 14:55, ngày 24 tháng 2 năm 2021 (UTC)
:Nó phù hợp với Điều 20. Quyền tài sản trong luật. Nhưng khi xét ở Hoa kỳ hay các quốc gia có cho phép PVCC thì chắc chắn là thuộc PVCC. {{U|Violetbonmua}} Đúng là như vậy. Thật ra theo luật, ta có thể hiểu là tất cả sản phẩm khi sinh ra ở Việt Nam đều có bản quyền. Nhưng luật lại không quy định đến việc tác phẩm đó được xuất bản theo các giấy phép khác hay được "hiến cho công chúng", đây là thiếu sót về mặt bản quyền ở nhiều quốc gia chứ không riêng gì ở Việt Nam. Vì thế trong các bản mẫu PVCC liên quan đến "hiến cho công chúng" luôn có dòng "Trong trường hợp điều này không khả dĩ về mặt pháp lý: Người giữ bản quyền trao bất kỳ quyền sử dụng tác phẩm này cho mọi mục đích, không cần bất kỳ điều kiện nào, trừ phi luật pháp yêu cầu những điều kiện như vậy." Về cơ bản thì dòng này đã phù hợp với luật bản quyền Việt Nam: mục {{ký thay|Thienhau2003}}