Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dương Không Lộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 64:
 
== Vấn đề [[Không Lộ]] và [[Minh Không]] ==
Không Lộ được suy tôn là bậc thánh, một nhân vật siêu phàm nổi bật trong văn hóa của một vùng cư dân hạ lưu [[sông Hồng]]. Suốt một vùng [[Thái Bình]], Nam Định, [[Ninh Bình]], Hà Nam, lên cả đến [[Bắc Ninh]], Bắc Giang ngày nay.
 
Văn hóa dân gian đan cài trong các lễ tiết nhà chùa, có không ít tình tiết hoang đường để tô vẽ cho tài đức một nhà tu hành có thật trong lịch sử. Cho nên đã có nhiều bản in khắc gỗ nói về sự tích Không Lộ lầm lẫn đến nỗi người ta khó phân biệt được Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là một hay hai nhà tu hành của đạo Phật ở thời Lý.
Dòng 75:
Sách "Lĩnh Nam chích quái" chép rằng "''chùa Không Lộ ở làng Giao Thuỷ có nhà sư Minh Không''". Có ý kiến rằng Dương Không Lộ thực chất là tên lấy theo họ mẹ của [[Minh Không]] ghép với hiệu Không Lộ.
 
''Sấch "Nam ông mộng lục"'' của [[Hồ Nguyên Trừng]] chép truyện Không Lộ thần dị đồng nhất Không Lộ và Minh Không
 
Theo sách "Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược" (Phòng Địa chí - Thư viện tỉnh Nam Định chế bản) tại trang 146, trong mục chùa Keo thì: Không Lộ tên chính là [[Nguyễn Chí Thành]] người xã Điềm Xá huyện [[Gia Viễn]] cùng Nguyễn Viết Y người xã Loa Điền Hải Thanh kết bạn với nhau, Chí Thành đạo hiệu là Không Lộ, Viên Y đạo hiệu là [[Giác Hải]], sau gặp sư [[Từ Đạo Hạnh]] người Yên Lãng cùng sang Tây Trúc học đạo đều thành.<ref>[http://thuviennamdinh.vn/userfiles/T%C3%A2n%20bi%C3%AAn%20Nam%20%C4%90%E1%BB%8Bnh%20t%E1%BB%89nh%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20d%C6%B0%20ch%C3%AD%20l%C6%B0%E1%BB%A3c%20-%20Khi%E1%BA%BFu%20N%C4%83ng%20T%C4%A9nh(8).pdf Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược]</ref>
Dòng 81:
Các bài báo sau này của một số nhà nghiên cứu:
 
“Đức Thánh [[Nguyễn Minh Không”Không]]” của Đỗ Danh Gia (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 59 năm 2008)
 
“Bái Đính – Ngàn năm tâm linh và huyền thoại” của Trương Đình Tưởng (Nxb. Thế giới, 2008)
 
“Thiền sư Dương Không Lộ – [[Nguyễn Minh Không]] là hai hay là một” trên Tạp chí Văn nhân số 62 năm 2008
 
Theo quan điểm này nhà sư đã chữa bệnh hóa hổ cho vua [[Lý Thần Tông]].
 
=== Quan điểm: Hai người khác nhau ===
“''Thiền uyển tập anh''” do Thông Biện (? – 1134) khởi thảo, đến Biện Tài, Thường Chiếu và cuối cùng là Ẩn Không (đầu thời Trần) hoàn chỉnh. Phần nói về Không Lộ tài liệu này viết rõ rằng ông họ Dương quê ở Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Đồng thời sách lại có riêng một truyện viết về Minh Không (1066 – 1141) họ Nguyễn, quê ở Đàm Xá (nay thuộc tỉnh [[Ninh Bình]]).
 
''"Quỳnh Côi dư địa chí của Ngô Vi Liễn"'', nhà in Lê Văn Tân, Hà Nội, 1933. Phần viết về xã La Vân, trang 63, mục mười, nói về đình chùa, có đoạn ông viết: “''Phụng khảo bia làng này là phụng sự đức Minh Không thiền sư, cũng có người nói hai người tức là một, nên thánh tích của làng này thì sự tích hai ngài chép lẫn nhau, nhưng xét trong quốc sử và sự tích các nơi khác phụng sự thì đức Minh Không họ Nguyễn, đức Không Lộ họ Dương, ngày sinh ngày hoá khác nhau, vậy dịch thuật ra sau này để tiện khảo cứu''”. Sau đó, Ngô Vi Liễn đã viết thứ tự sự tích của cả bốn nhà sư nổi tiếng ở thời Lý: [[Không Lộ]], Minh Không, [[Giác Hải]] và Đạo Hạnh.