Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pythagoras”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 38:
== Các môn đồ của Pythagoras ==
:''Bài chính: [[Học thuyết Pythagoras]]''
Trong tiếng Anh, môn đồ của Pythagoras thường được gọi là "Pythagorean". Đa số họ được nhớ đến với tư cách là các nhà triết học toán và họ đã để lại thành tựu trên sự hình thành các tiên đề hình học, sau hai trăm năm phát triển đã được [[Euclid]] viết ra trong cuốn ''[[Elements của Euclid|Elements]]''. Các môn đồ Pythagoras đã tuân thủ một quy định về sự im lặng được gọi là ''echemythia'', hành động vi phạm vào quy định này sẽ dẫn tới án tử hình. Trong cuốn tiểu sử Pythagoras (được viết 7 thế kỷ sau thời ông) [[Porphyry (nhà triết học)|Porphyry]] đã bình luận rằng sự im lặng này "không phải hình thức thông thường." Các môn đồ Pythagoras được chia vào nhóm trong được gọi là ''mathematikoi'' (nhà toán học), nhóm ngoài là ''akousmatikoi'' (người nghe). Porphyry đã viết "các mathematikoi học chi tiết và tỉ mỉ hơn về sự hiểu biết, akousmatikoi là những người chỉ được nghe giảng về các tiêu đề rút gọn trong các tác phẩm (của Pythagoras), và không được giảng giải rõ thêm". Theo [[Iamblichus (nhà triết học)|Iamblichus]], akousmatikoi là các môn đồ thông thường được nghe các bài giảng do Pythagoras đọc từ sau một bức màn. Họ không được phép nhìn thấy Pythagoras và không được dạy những bí mật bên trong của sự thờ phụng. Thay vào đó, họ được truyền dạy các quy luật đối xử và đạo đức dưới hình thức khó hiểu, những câu nói ngắn gọn ẩn giấu ý nghĩa bên trong. Akousmatikoi coi mathematikoi là các môn đồ Pythagoras thật sự, nhưng mathematikoi lại không coi akousmatikoi như vậy. Sau khi lính của [[Cylon]], một môn đồ bất mãn, giết Pythagoras và một số mathematikoi, hai nhóm này hoàn toàn chia rẽ với nhau, với vợ Pythagoras là Theano cùng hai cô con gái lãnh đạo nhóm mathematikoi.
 
Theano, con gái của Brontinus, là một nhà toán học. Bà được cho là người đã viết các tác phẩm về toán học, vật lý, y học và tâm lý học trẻ em, dù không tác phẩm nào còn tồn tại đến ngày nay. Tác phẩm quan trọng nhất của bà được cho là về các nguyên lý của sự trung dung. Ở thời đó,phụ nữ thường bị coi là vật sở hữu và chỉ đóng vai trò người nội trợ, Pythagoras đã cho phép phụ nữ có những hoạt động ngang quyền với nam giới trong tổ chức của ông.
 
Tổ chức của Pythagoras gắn liền với những điều ngăn cấm kỳ lạ và mê tín, như không được bước qua một thanh giằng, không ăn các loại đậu (vì bên trong đậu "có chứa" phôi thai người). Các quy định đó có lẽ tương tự với những điều mê tín thời sơ khai, giống như "đi dưới một cái thang sẽ bị đen đủi," những điều mê tín không mang lại lợi ích nhưng cũng không nên bỏ qua. Tính ngữ mang tính lăng nhục ''mystikos logos'' (bài nói thần bí) đã từng hay được dùng để miêu tả các công việc của Pythagoras với mục đích làm lăng mạ ông. Hàm ý ở đây, ''akousmata'' có nghĩa là "các quy định," vì thế những điều cấm kỵ mê tin ban đầu được áp dụng cho những akousmatikoi, và nhiều quy định có lẽ đã được tạo ra thêm sau khi Pythagoras đã chết và cũng không liên quan gì đến các mathematikoi (được cho là những người duy nhất gìn giữ truyền thống của Pythagoras). Mathematikoi chú trọng nhiều hơn tới sự hiểu tường tận vấn đề hơn akousmatikoi, thậm chí tới mức không cần thiết như ở một số quy định và các nghi lễ tâm linh. Đối với mathematikoi, trở thành môn đồ của Pythagoras là vấn đề về bản chất thiên phú và sự thấu hiểu bên trong.
 
Các loại đậu, màu đen và trắng, là phương tiện sử dụng trong các cuộc biểu quyết. Câu châm ngôn "abstain from beans" (tránh xa đậu) trong tiếng Anh có lẽ đơn giản chỉ sự hô hào không tham gia bỏ phiếu. Nếu điều này đúng, có lẽ nó là một ví dụ tuyệt vời để biết các ý tưởng đã có thể bị bóp méo như thế nào khi truyền từ người này qua người khác và không đặt trong đúng hoàn cảnh. Cũng có một cách khác để tránh ''akousmata'' - bằng cách nói bóng gió. Chúng ta có một số ví dụ như vậy, [[Aristoteles|Aristotle]] đã giải thích cho họ: "đừng bước qua cái cân", nghĩa là không thèm muốn; "đừng cời lửa bằng thanh gươm", nghĩa là không nên bực tức với những lời lẽ châm chích của một kẻ đang nóng giận; "đừng ăn tim", nghĩa là không nên bực mình với nỗi đau khổ, vân vân. Chúng ta có bằng chứng về sự ngụ ý kiểu này đối với các môn đồ Pythagoras ít nhất ở thời kỳ đầu thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Nó cho thấy rằng những câu nói kỳ lạ rất khó hiểu đối với người mới gia nhập.
 
Trường phái Pythagoras cũng nghiên cứu âm nhạc.Họ giải thích rằng độ cao của âm thanh tỉ lệ nghịch với [[chiều dài]] của dây và ba sợi dây đàn có [[chiều dài]] tỉ lệ với 6,4,3 sẽ cho âm êm tai.
 
Các môn đồ Pythagoras cũng nổi tiếng vì lý thuyết luân hồi của tâm hồn, và chính họ cũng cho rằng các con số tạo nên trạng thái thực của mọi vật. Họ tiến hành các nghi lễ nhằm tự làm trong sạch và tuân theo nhiều quy định sống ngày càng khắt khe mà họ cho rằng sẽ khiến tâm hồn họ tiến lên mức cao hơn gần với thượng đế. Đa số những quy định thần bí liên quan tới tâm hồn đó dường như liên quan chặt chẽ tới [[truyền thống Orpheus]]. Những tín đồ Orpheus ủng hộ việc thực hiện các lễ nghi gột rửa tội lỗi và lễ nghi để đi xuống địa ngục. Pythagoras có liên hệ chặt chẽ với [[Pherecydes xứ Syros]], nhà bình luận thời cổ được cho là người Hy Lạp đầu tiên truyền dạy thuyết luân hồi tâm hồn. Các nhà bình luận thời cổ đồng ý rằng Pherecydes là vị thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới Pythagoras. Pherecydes đã trình bày tư tưởng của mình về tâm hồn thông qua các thuật ngữ về một ''pentemychos'' ("năm góc" hay "năm hốc ẩn giấu") - nguồn gốc có lẽ thích hợp nhất giải thích việc các môn đồ Pythagoras sử dụng ngôi sao năm cánh làm biểu tượng để nhận ra nhau giữa họ và biểu tượng của sức mạnh bên trong (''ugieia'').
 
Trường phái Pytago khảo sát hình vuông có cạnh dài một đơn vị và nhận ra không thể biểu thị độ dài đường chéo của nó bằng một số nguyên hay phân số, tức là tồn tại các đoạn thẳng không biểu thị được theo đoạn thẳng đơn vị bởi một số hữu tỉ.Sư kiện naỳ được so sánh với việc tìm ra hình Ơ-clit ở thế kỉ XIX.
 
Cũng chính các môn đồ Pythagoras đã khám phá ra rằng mối quan hệ giữa các nốt nhạc có thể được thể hiện bằng các tỷ lệ số của một tổng thể nhỏ số (xem [[Pythagorean tuning]]). Các môn đồ Pythagoras trình bày tỉ mỉ một lý thuyết về các con số, ý nghĩa thực sự của nó hiện vẫn gây tranh cãi giữa các học giả.Họ cho rằng số 1 là nguồn gốc của mọi số, biểu thị cho lẽ phải; số lẻ là "số nam", số chẵn là "số nữ";số 5 biểu thị việc xây dựng gia đình; số 7 mang tính chất của sức khỏe; số 8 biểu thị cho tình yêu... Trước lúc nghe giảng,các học trò của Pytago đọc những câu kinh như:"Hãy ban ơn cho chúng tôi, hỡi những con số thần linh đã sáng tạo ra loài người!".
Pytago còn nghiên cứu cả kiến trúc và thiên văn. Ông cho rằng trái đất có hình cầu và nằm ở tâm vũ trụ.
 
== Các tác phẩm ==